Kiếm tiền online đang ngày càng trở nên phổ biến, theo những theo dõi của mình thì hình thức Tiếp Thị Liên Kết hay Affiliate Marketing mới mạnh lên 2 năm trở lại đây tại Việt Nam và sẽ làm mưa làm gió tại thị trường Việt Nam trong vài năm sắp tới. Hiện tại trên mạng đang mọc lên rất nhiều website làm Affiliate tại Việt Nam và lượt tìm kiếm về chủ đề này đang ngày một tăng trên Google. Còn bạn, bạn đã biết gì về hình thức này? Nếu bạn có khả năng thì tại sao không nhảy vào giành ngay “một mẩu bánh” cho bản thân mình?
Trong bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ tất cả các kiến thức và kinh nghiệm có được trong quá trình làm Affiliate Marketing. Mình đã đạt được một số thành công ban đầu với các website mình sử dụng để kiếm tiền online tạo thu nhập thụ động và hiện tại đang ngày càng phát triển. Hướng dẫn này sẽ phù hợp với người mới nhưng các bạn đã làm rồi cũng có thể dùng để nguyên cứu thêm. Bài khá dài (khoảng 10.000 từ) nên bạn hãy chuẩn bị một ly cafe để nhâm nhi và cùng đọc nhé!
Affiliate Marketing – Tiếp Thị Liên Kết là gì?
Affiliate Marketing là một hình thức tiếp thị trên mạng và nhận hoa hồng từ sản phẩm bán được thông qua link liên kết được cung cấp bởi nhà bán hàng. Có tên gọi trong tiếng Việt là Tiếp Thị Liên Kết. Khi bạn giới thiệu cho một ai đó một sản phẩm của nhà cung cấp, và vị khách mà bạn giới thiệu này mua sản phẩm đó thông qua lời giới thiệu với link liên kết của bạn thì bạn sẽ được nhận một khoản tiền hoa hồng. Khoản tiền hoa hồng này có khi chỉ là $0.1 có khi lên đến $1000 tùy theo sản phẩm mà bạn đang quảng cáo.
Affiliate Marketing có từ khi nào?
Hình thức tiếp thị này đã tồn tại từ rất lâu ở nước ngoài (như Amazon, Clickbank...) khoảng những năm 90, nhưng mới du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây khi một số mạng lưới bán hàng đa quốc gia du nhập vào Việt Nam (như Lazada). Từ đó nhiều trang thương mại điện tử của Việt Nam cũng tung ra các chương trình tiếp thị liên kết của mình, họ tham gia vào các mạng lưới tiếp thị liên kết hay còn gọi là Affiliate Network (như MasOffer, AccessTrade...) và hình thành thị trường tiếp thị liên kết khá rầm rộ như hiện nay.
Vì sao nên kiếm tiền trên mạng với Affiliate Marketing?
- Bạn không cần phải có sản phẩm. Sản phẩm là từ nhà cung cấp dịch vụ.
- Bạn chỉ cần quảng bá sản phẩm (ngoại trừ bạn muốn mua thử sản phẩm để đánh giá). Công việc của bạn là tìm hiểu sản phẩm và đưa ra các nhận xét đánh giá về chúng để thu hút người mua. Không cần giao hàng, hỗ trợ khách hàng (công việc của nhà cung cấp).
- Hoa hồng cao, thường là 5% tới 10% cho sản phẩm vật lý, 30% tới 50% cho sản phẩm số, đôi khi có thể lên tới 100% (như một số sản phẩm số trên Clickbank, họ chỉ cần khách hàng tiềm năng nên có thể đẩy hoa hồng lên 100%).
- Tạo nguồn thu nhập thụ động lâu dài. Kiếm tiền với Affiliate Marketing cũng giống như kiếm tiền với Google Adsense là hình thức kiếm tiền thụ động. Bạn có thể kiếm được tiền khi đang ngủ, có thể làm việc bất cứ thời gian nào và bất cứ đâu. Bạn vừa có thể đi du lịch vừa làm việc nếu có kế hoạch rõ ràng. Đây có thể gọi là một công việc bán thời gian, việc làm freelance hoàn hảo cho những ai yêu thích tự do.
Bạn sẽ kiếm được bao nhiêu tiền từ Affiliate Marketing?
Đây có lẽ là câu hỏi mà ai cũng băn khoăn lúc bắt đầu làm một công việc gì đó và Affiliate Marketing cũng không ngoại lệ.
Kiếm tiền online có rất nhiều hình thức và mỗi hình thức sẽ mang lại những khoản thu nhập nhiều ít khác nhau tùy vào lĩnh vực, cách bạn làm và có làm thành công hay không. Nếu bạn đã có làm qua những hình thức như: đọc email, click quảng cáo, nhập captcha, trả lời khảo sát (survey), tạo link rút gọn kiếm tiền, chia sẻ link lên Facebook kiếm tiền… thì bạn sẽ biết là số tiền kiếm được rất ít. Nếu bạn kiên trì làm vài ba tháng, kiếm được từ $5 tới $20 – $30 có thể nói là con số khá cao cho những hình thức kiếm tiền này, đôi lúc làm xong còn bị scam không trả.
Với Affiliate Marketing bạn có thể kiếm được gấp nhiều lần con số ở trên, và không có giới hạn nào cả. Có nhiều blogger nổi tiếng ở Việt Nam có thể kiếm được hơn $1000/tháng chỉ duy nhất với Affiliate Marketing, còn ở nước ngoài các blogger nổi tiếng có thể kiếm hơn $10.000/tháng. Và đây mới chỉ là những con số bình quân, có người có thể kiếm được gấp nhiều lần còn số này. Như một blogger tại địa chỉ smartpassiveincome.com có thể kiếm được $258.000 (USD) trong tháng 3 năm 2017. Một con số cực khủng khi bạn nghĩ về kiếm tiền qua mạng, thực sự đây là một hình thức kinh doanh online chứ không đơn thuần là kiếm thêm tiền cafe hằng ngày nữa. Ngoài ra, Affiliate Marketing là một hình thức kiếm tiền online bền vững nếu bạn biết làm đúng cách như những hướng dẫn trong bài này.
Sau khi nghe những con số này đã giúp bạn có hơn tí động lực nào chưa? Nếu có thì hãy cùng bắt đầu nhé! 😁
Affiliate Marketing hoạt động như thế nào?
Khi một người mua hàng online có nhu cầu mua một sản phẩm nào đó, họ có thể tìm kiếm trên Google hay một diễn đàn, fanpage..hay bằng cách nào đó được đưa đến website có các sản phẩm Tiếp Thị Liên Kết được giới thiệu. Nếu họ click vào link hay banner của sản phẩm và vào trang mua hàng, người mua hàng đã thông qua một bên trung gian chính là người tiếp thị, sử dụng link liên kết của nhà tiếp thị và đi đến website của nhà cung cấp. Và khi người mua hàng quyết định mua sản phẩm từ đường link này, thì nhà cung cấp sẽ trả một khoản hoa hồng cho bên trung gian cho việc họ đã giới thiệu khách đến mua sản phẩm.
Để bắt đầu với hình thức kiếm tiền online này, đầu tiên bạn cần đăng ký một tài khoản Affiliate (Affiliate Account) với trang web bán hàng có Chương Trình Tiếp Thị Liên Kết (Affiliate Program) thông qua Chương Trình Tiếp Thị Liên Kết Độc Lập (Private Affiliate Program) của trang web đó hay một Mạng Tiếp Thị Liên Kết trung gian (Affiliate Network). Chi tiết về Private Affiliate Program hay Affiliate Network mình giới thiệu ở dưới. Sau đó bạn sẽ vào khu vực quản lý Affiliate của website cung cấp chương trình Affiliate, tại đây bạn sẽ được cung cấp đủ các thông tin như Link Affiliate, Banner quảng cáo hay công cụ phân tích, thông tin sản phẩm để bạn có thể dễ dàng quảng bá nhanh chóng sản phẩm hơn.
Mô hình Tiếp Thị Liên Kết – Affiliate Marketing
Câu hỏi mà mình hay được nghe từ những người muốn tham gia vào hình thức kiếm tiền này nhiều nhất chính là làm thế nào bên cung cấp có thể ghi nhận được ai là người đã giới thiệu khách mua hàng đến với sản phẩm của họ. Rất đơn giản, bên cung cấp chương trình Affiliate này sẽ ghi nhận lượng khách truy cập cũng như mua hàng thông qua đường link hay địa chỉ URL có chứa Affiliate ID của người tiếp thị, đây là một đường link khá đặc biệt mà bên cung cấp sẽ đưa cho các bạn. Mỗi người làm Tiếp Thị Liên Kết sẽ nhận một đường Link Affiliate riêng cho mỗi sản phẩm mà họ muốn quảng cáo hay tiếp thị. Đường link này sẽ lưu lại tất cả các hoạt động truy cập và bán hàng thông qua trang web của bạn.
Các công ty bán hàng trên mạng như Amazon, Themeforest, Lazada, các trang bán Web Hosting – Domain, hay nhiều loại dịch vụ khác thường đưa ra các chương trình Tiếp Thị Liên Kết. Việc của bạn chỉ là đăng kí tham gia chương trình này trực tiếp với trang bán hàng hoặc một nhà mạng trung gian – Affiliate Network (như CJ, Clickbank, MasOffer, AccessTrade,..) và nhận một đường link liên kết cho mỗi sản phẩm bạn muốn quảng cáo. Sau đó, bất cứ khi nào bạn viết và giới thiệu về sản phẩm, bạn có thể thêm đường link này vào để giới thiệu đến người đọc. Và nếu người đọc truy cập theo đường link cũng như mua các sản phẩm thì bạn sẽ có một khoản hoa hồng.
Các đối tượng tham gia hệ thống Affiliate Marketing
- Nhà Cung Cấp (Company/Merchant/Business Owner): Các cá nhân, chủ shop, công ty có nhu cầu quảng bá và bán sản phẩm/dịch vụ.
- Nhà Tiếp Thị (Affiliate/Publisher): Các cá nhân, công ty, tổ chức có khả năng bán hàng, có hiểu biết về quảng cáo, tiếp thị và sở hữu các website, kênh có nhiều lượt truy cập.
- Hệ Thống Tiếp Thị Liên Kết (Affiliate Program / Affiliate Network): Đây là những đơn vị trung gian đứng giữa nhà cung cấp và nhà tiếp thị, giúp nhà cung cấp tiếp cận với nhà tiếp thị và ngược lại. Một số nhà cung cấp lớn có luôn chương trình Tiếp Thị Liên Kết Độc Lập (Private Affiliate Program) và bạn có thể tham gia lấy Link Affiliate trực tiếp mà không phải thông qua một Affiliate Network nào cả. Amazon, eBay hay Lazada đều có chương trình Tiếp Thị Liên Kết Độc Lập. Ngoài ra, các mạng tiếp thị liên kết (Affiliate Network) sẽ đứng ra làm bên trung gian này nếu như trang cung cấp dịch vụ không có Chương Trình Tiếp Thị Liên Kết Độc Lập mà vẫn muốn tăng doanh số bán hàng nhờ vào các nhà tiếp thị (Publisher). Các nhà cung cấp sẽ đăng ký với Affiliate Network và bạn chỉ cần đăng ký và đăng nhập vào Affiliate Network để lấy Link Affiliate của nhà cung cấp đó. Một số Affiliate Network điển hình như CJ, Clickbank, MasOffer, AccessTrade,..
Các hình thức hay mô hình làm Affiliate Marketing
Làm Tiếp Thị Liên Kết cũng như làm kinh doanh online, bạn đều phải có các chiến lược cụ thể được xây dựng nên từ các hình thức khác nhau nếu muốn thành công. Các hình thức này còn có thể được gọi là các mô hình kinh doanh với Affiliate Marketing. Khi nghĩ về cách mà mọi người kiếm thu nhập từ Affiliate, mình chia ra 3 hình thức / mô hình chính là: Không ràng buộc, có liên quan và ràng buộc. Mình chia ra thế này để phân biệt rõ sự liên quan giữa sản phẩm và người giới thiệu sản phẩm.
Hình thức 1: Tiếp Thị Liên Kết Không Ràng Buộc (Unattached Affiliate Marketing)
Đây là các chiến dịch tiếp thị liên kết Pay–Per–Click (PPC) mà bạn không hiện diện và chịu trách nhiệm với những gì bạn đang quảng bá. Gọi là không ràng buộc bởi vì không có kết nối mật thiết giữa bạn và người tiêu dùng, họ không biết bạn chính xác là ai, uy tín của bạn như thế nào ngoài lời mời chào mua sản phẩm từ các quảng cáo của bạn. Tất cả những gì bạn làm là đưa một liên kết cho một ai đó thông qua quảng cáo trên Google Adwords, hoặc quảng cáo Facebook, v.v. với hy vọng họ sẽ nhấp vào liên kết của bạn, mua sản phẩm, và kiếm được hoa hồng. Với mỗi click của khách hàng thì bạn đều phải trả tiền cho nhà quảng cáo, nhưng chưa chắc họ sẽ mua sản phẩm mà bạn giới thiệu. Nếu họ mua thì bạn mới nhận được tiền hoa hồng cho sản phẩm đó.
Lý do loại hình tiếp thị liên kết như vậy rất hấp dẫn đối với nhiều người là bởi vì không cần có sự hiện diện hay trách nhiệm! Điều này không đúng với hình thức làm blog hay website. Bạn phải mất thời gian để xây dựng danh tiếng và sự tin tưởng với một số nhóm người và nhiều người không tự tin để làm việc này trên blog hoặc website hoặc đơn giản là họ không có thời gian để làm việc đó. Đối với nhiều người, sử dụng quảng cáo là lựa chọn duy nhất họ có.
Cá nhân mình thì không thích mô hình này lắm, vì đây không phải là mô hình tiếp thị bền vững. Đây đúng là một mô hình tạo thu nhập, nhưng mình không thể xây dựng mối quan hệ với người dùng cuối. Với tiếp thị liên kết PPC, bạn trở thành một người vô hình phía sau mà chẳng ai biết tới, không xây dựng được tầm ảnh hưởng lâu dài, chỉ làm ăn qua bữa mà thôi.
Nếu bạn biết kết hợp hình thức này với các hình thức khác bên dưới thì mới tạo ra một chiến lược bền vững nhất.
Hình thức 2: Tiếp Thị Liên Kết Có Liên Quan (Related Affiliate Marketing)
Một hình thức tiếp thị liên kết khác mình gọi là tiếp thị liên kết có liên quan. Với hình thức này khi làm bạn sẽ có sự hiện diện về hình ảnh hay tên tuổi, cho dù đó là thông qua blog, podcast, video hoặc là bất kỳ nội dung nào đó và bạn để các liên kết đến các sản phẩm thuộc về lĩnh vực (niche) của bạn, nhưng chúng là những sản phẩm bạn không thực sự sử dụng.
Hầu hết mọi người đặt những liên kết Affiliate trên blog của họ nhưng chưa thực sự sử dụng từng sản phẩm hay dịch vụ đó. Và điều đó cũng tốt thôi nếu bạn biết sản phẩm đó là tốt cho người sử dụng. Đặt các liên kết tới các sản phẩm có liên quan đến niche của bạn, đây là một chiến lược tuyệt vời để kiếm thu nhập thụ động. Cho dù bạn đặt liên kết ở dạng banner quảng cáo hay dạng liên kết văn bản ở trong bài viết của bạn thì đều tốt cả, bởi vì đó là trang web của bạn và bạn có thể đặt những gì mà bạn thích, mọi người sẽ tin tưởng bạn và quyết định của bạn khi đặt những quảng cáo đó nếu bạn có trang web tốt.
Đây là hình thức Tiếp Thị Liên Kết rất tốt và nếu làm đúng bạn sẽ thành công với nó. Bạn sẽ không phải bỏ tiền ra để trải nghiệm dịch vụ như hình thức thứ 3 bên dưới mà chỉ giới thiệu nó thông qua những trải nghiệm của người khác. Có thể nói đây là một lựa chọn sáng suốt mà bạn nên lựa chọn khi làm Affiliate Marketing vì nó không tốn kém mà lại lâu dài.
Hình thức 3: Tiếp Thị Liên Kết Ràng Buộc (Involved Affiliate Marketing)
Hình thức cuối cùng mình gọi là Tiếp Thị Liên Kết Ràng Buộc. Đây là hình thức mà bạn giới thiệu những sản phẩm hay dịch vụ mà bạn đã sử dụng, thực sự tin vào nó, và giới thiệu nó với tư cách người đã dùng sản phẩm cho đọc giả của bạn. Không phải sử dụng banner quảng cáo hay một nơi nào đó nói rằng “sản phẩm được đề xuất”, mà chính là bỏ vào trong nội dung bài viết trên blog hay website của bạn, hoặc giới thiệu trên trang Facebook cá nhân hay bất cứ hình thức nào kèm theo nhận xét về sản phẩm mà bạn đã sử dụng.
Khi một sản phẩm hay dịch vụ đã được sử dụng qua và có kinh nghiệm với nó, những đề xuất bạn đưa ra trở nên rất hấp dẫn. Sản phẩm này gần như trở thành cái gì đó mọi người “phải có”, bởi vì nó là một phần để làm gì đó hay hoàn tất quá trình nào đó. Và tỉ lệ người mua sản phẩm đó sẽ rất cao, cao hơn nhiều só với 2 hình thức ở trên. Trong Affiliate Marketing gọi là tỉ lệ chuyển đổi (Conversion) sẽ cao, có nghĩa là hoa hồng bạn nhận được sẽ cao với hình thức này.
Tuy nhiên, bạn cần biết tới trách nhiệm mà mình phải duy trì khi đưa ra các đề nghị này, đặc biệt nếu bạn là người có nhiều ảnh hưởng tới những người theo dõi bạn (Follower). Bởi vì mỗi khi bạn đưa ra lời khuyên thì sẽ có nhiều người tin tưởng vào đề nghị của bạn, vì vậy cần xác định đó là sản phẩm tốt và có ích, không để mọi người phải thất vọng khi sử dụng chúng, uy tín của bạn sẽ giảm sút. Đây là điều mình làm rất nghiêm túc mỗi khi đề nghị một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Đây là cách Tiếp Thị Liên Kết mà mình nghĩ mọi người nên tập trung làm, bởi vì với mình cách này là trung thực và hữu ích nhất cho người làm tiếp thị cũng như người tiêu dùng.
Hình thức này là hoàn toàn ngược lại với PPC, nơi bạn chẳng biết người tiêu dùng lại ai và họ cũng không thực sự biết bạn là người nào. Thay vào đó, bạn đang nói chuyện trực tiếp với những người có thể cần một sản phẩm mà bạn đang chào bán, những người có thể nhìn nhận lời khuyên của người mà họ đã biết tới. Đây không phải là sử dụng tiền để kiếm tiền như PPC. Nó sử dụng uy tín, sự tin tưởng và trách nhiệm của bạn để thu hút người khác ghi nhận đề xuất của bạn, sử dụng nó và trả tiền cho bạn thông qua hình thức là hoa hồng từ nhà cung cấp dịch vụ mà bạn đề xuất.
Đây là một hình thức Tiếp Thị Liên Kết rất bền vững và sẽ mang lại lợi nhuận rất cao, nhưng bạn cần có đầu tư là bỏ tiền ra để mua và cảm nhận sản phẩm. Ở nước ngoài, có hơn 90% những người làm tiếp thị liên kết thành công với hình thức này và gắn bó lâu dài với nó.
Cách làm Affiliate Marketing thành công
Đây là phần chính của bài này, mình sẽ chỉ các bạn cách làm Tiếp Thị Liên Kết thành công và bền vững nhất. Trước khi thực hiện các bạn cần biết mình cần trang bị những gì, nên tham gia Affiliate nào, hình thức nào, vì sao và sau đó là tìm hiểu làm thế nào để tiếp cận khách hàng thành công và đem lại doanh thu cao nhất.
Kiếm tiền qua mạng với Affiliate Marketing
Cần những gì để làm Affiliate Marketing thành công?
Đại đa số các bạn tiếp xúc với Internet và tìm hiểu kiếm tiền trên mạng từ sớm đều biết đến Affiliate Marketing, nhưng không phải ai cũng thành công. Nhiều bạn vì ngại tiếng Anh (vì các bạn thường bắt đầu làm Affiliate với các trang nước ngoài như Amazon hay Clickbank) hoặc không hiểu lắm về hình thức này, có người thì làm nhưng không đủ kiên trì để tạo nên hệ thống mạnh và bền vững, một số người khác thì có thể đã thành công ban đầu nhưng cuộc sống có nhiều ngã rẽ và không đủ đam mê để đi tới cuối còn đường cùng với công việc này. Tóm lại thì có 3 yếu tố cần thiết để thành công với Affiliate Marketing đó là: Đam mê, kiên trì và kiến thức (cũng là 3 yếu tố mà bạn muốn thành công trong bất cứ lĩnh vực nào khác).
Điều cần làm trước khi bắt đầu với Affiliate Marketing
Với các bạn mới thì công việc quan trọng nhất phải làm là tìm hiểu cách bắt đầu với Affiliate Marketing, sau đó chọn ra Affiliate nào để làm trong vô số các trang bạn có thể làm tiếp thị. Đây là một số câu hỏi bạn cần đặt ra và trả lời trước khi bắt đầu để xác định mình sẽ làm những gì (bước tiếp theo mình sẽ nói chi tiết ở dưới):
- Bạn đam mê lĩnh vực nào? Bạn cần chọn ra lĩnh vực mình yêu thích để làm tiếp thị các sản phẩm của lĩnh vực đó, như vậy bạn sẽ có lý do để nói và phân tích về nó một cách tốt nhất và lâu dài nhất.
- Bạn có khả năng viết lách không? Nếu bạn có khả năng viết lách thì đây là một lợi thế rất lớn, bạn có thể giới thiệu sản phẩm một cách hay nhất để thu hút khách hàng. Bạn có thể tự viết cho mình một blog hoặc website để giới thiệu các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực mà mình yêu thích (thuộc hình thức Affiliate Marketing 2 và 3).
- Bạn có thể nghiên cứu một lĩnh vực mới không? Nếu bạn có thể tự nghiên cứu một lĩnh vực mới, bạn có thể giới thiệu một sản phẩm khác có thể mang về thu nhập cao hơn. Đây là một lợi thế khi làm Affiliate.
- Bạn có giỏi tiếng Anh không? Nếu bạn giỏi tiếng Anh thì bạn nên làm tiếp thị cho các sản phẩm mà người sử dụng nói tiếng Anh, như làm giới thiệu sản phẩm trên Amazon, Clickbank...
- Bạn có dám bỏ thời gian và tiền bạc để đầu tư không? Và cuối cùng là sự quyết đoán. Bạn có dám bỏ thời gian ra để nghiên cứu sản phẩm, lên kế hoạch marketing, xây dựng website, viết lách hay bỏ tiền chạy quảng cáo tiếp thị sản phẩm không? Đây là một yếu tố then chốt khi làm Affiliate Marketing, bạn cần bỏ ra thời gian khá dài trước khi thu lại lợi nhuận, bạn cũng phải bỏ tiền ra để làm website, viết bài (hay thuê người viết bài cho bạn nếu bạn muốn phát triển nhanh hơn), chạy quảng cáo (hình thức 1, không bắt buộc nhưng là khá hiệu quả).
Đâu là cách để làm Affiliate Marketing thành công và bền vững?
Để làm Affiliate Marketing thành công thì 3 yếu tố như mình đã nêu trên là cực kỳ quan trọng, đó là: Đam mê, kiên trì và kiến thức.
Đam mê chính là ngọn lửa soi đường cho bạn bước đi, tạo ra mục tiêu cho bạn phấn đấu không ngừng. Có đam mê rồi bạn cần kiên trì, không bỏ cuộc khi gặp phải các khó khăn lúc làm về thời gian, tiền bạc hay cuộc sống. Kiến thức chính là thứ giúp bạn đi nhanh hơn, xa hơn và kiếm được nhiều tiền hơn với Affiliate Marketing.
Từng bước một để đi tới đích với Affiliate Marketing
Để có được kiến thức đúng thì bạn cần học cách làm đúng đắn từ những người có kinh nghiệm. Sau đây là những kinh nghiệm mà mình học hỏi và tích lũy được để giúp bạn thành công với Tiếp Thị Liên Kết, giúp bạn định hướng bản thân cần làm những gì từ lúc bắt đầu đến lúc phát triển. Chúng ta cần làm kết hợp cả ba hình thức làm Affiliate và chia làm 6 bước chính:
- Xác định lĩnh vực cần làm: Đây là công việc lựa chọn ra lĩnh vực (niche) hay chủ đề mà bạn sẽ đầu tư vào. Ví dụ bạn có đam mê về nhiếp ảnh thì làm chủ đề là nhiếp ảnh (sau này có thể bán máy ảnh, thiết bị liên quan), đam mê về ẩm thực thì có thể làm chủ đề là công thức nấu ăn (sau này có thể bán dụng cụ hay nguyên liệu làm bếp)... Xem thêm: Các chủ đề làm Affiliate mang lại doanh thu cao nhất
- Làm một blog với lĩnh vực đã chọn: Xây dựng blog hay website riêng để cung cấp thông tin cần thiết về lĩnh vực mà bạn dự định làm. Từ đây bạn sẽ tạo ra một ngôi nhà nơi mà các vị khách viếng thăm sẽ biết tới những sản phẩm hay dịch vụ bạn giới thiệu. Mình có một blog (http://www.blogsudo.com) trước đây chỉ dùng để quảng cáo với Google Adsense, nhưng giờ mình đang tập trung cho tiếp thị liên kết. Trên blog mình có nhiều sub–domain khác nhau (cho mỗi trang blog con) dành cho mỗi lĩnh vực mình muốn làm tiếp thị. Xem thêm: Hướng dẫn tạo blog để kiếm tiền online cho người mới
- Phát triển blog và thu hút đọc giả: Sau khi có website thì bước tiếp theo là bạn phải phát triển nó bằng cách đăng bài, post nội dung mang tính xây dựng, có ích cho người xem (bạn chưa cần đưa sản phẩm hay dịch vụ vào blog/website lúc này). Ví dụ bạn đang làm về nhiếp ảnh thì tại đây bạn sẽ đăng các thông tin liên quan đến nhiếp ảnh, như hướng dẫn nhiếp ảnh cho người mới, giới thiệu các địa điểm chụp hình đẹp, các mẹo vặt về máy ảnh, ống kính, lens...hoặc các người mẫu xinh đẹp bạn có thể mời đi chụp hình...Tất cả những bài viết này cần hướng tới đọc giả và mang lại những kiến thức, trải nghiệm tốt nhất cho họ. Từ đây blog của bạn sẽ dần dần phát triển và có lượng người truy cập thường xuyên, có thứ hạng trên các máy tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc... Xem thêm: Cách phát triển blog và thu hút nhiều người xem nhất
- Đưa sản phẩm hay dịch vụ muốn giới thiệu vào blog một cách tinh tế: Sau khi bạn đã có lượng đọc giả nhất định thì bước tiếp theo là đưa thông tin, hình ảnh hay link liên kết của sản phẩm / dịch vụ (Link Affiliate) vào blog một cách tinh tế và có chọn lọc nhất. Đầu tiên bạn phải chọn ra những sản phẩm tốt nhất và xem chúng sẽ phù hợp với những bài đăng nào trên blog, sau đó lấy link liên kết của chúng trên trang Affiliate, rồi đưa link liên kết hay hình ảnh liên kết đi tới trang bán sản phẩm đó vào bài đăng. Nếu bạn mua thử sản phẩm (hình thức 3) thì càng tốt, nếu không thì cần nguyên cứu và tìm hiểu sản phẩm tốt nhất để giới thiệu với đọc giả (hình thức 2). Cần viết các dẫn dắt đọc giả một cách hay nhất rồi mới chèn link liên kết. Chỉ nên đưa 1 hoặc 2 link cho mỗi sản phẩm vào bài, không đưa quá nhiều tránh gây suy nghĩ cho đọc giả là bạn đang spam link. Ngoài ra, bạn có thể treo các banner quảng cáo trên blog mình để hướng đọc giả vào trang Affiliate. Xem thêm: Cách kiềm tiền online với blog
- Phát triển kênh trên mạng xã hội để tăng Traffic và tương tác: Mạng xã hội là một nguồn mang lại Traffic (lượng truy cập) rất lớn, tuy không đều như từ các máy tìm kiếm. Vì vậy phát triển các kênh trên mạng xã hội là điều không thể bỏ qua. Bạn cần tạo ra một fanpage, group và đăng các nội dung chất lượng cũng như để chia sẻ các bài viết mới. Ngoài Facebook thì Youtube, Twitter, Google Plus, Instagram cũng là những kênh có thể mang lại lượng truy cập cao nếu bạn làm đúng cách. Xem thêm: Cách thu hút traffic vào website từ các mạng xã hội
- Tăng cường lượng mua hàng với Email Marketing và chạy quảng cáo: Đây là bước cuối cùng trong chiếc lược làm Affiliate Marketing, nó không bắt buộc vì nếu bạn làm 5 bước trên tốt thì đã thành công rồi. Để xem chi tiết về 2 phương pháp này, mời bạn đọc thêm bài viết: Cách làm Email Marketing có hiệu quả nhất và Cách chạy quảng cáo Facebook và Adwords mang lại doanh thu lớn.
Nên tham gia làm Affiliate cho những trang nào?
Chúng ta có hai thị trường làm Tiếp Thị Liên Kết, đó là thị trường ngoài nước và thị trường trong nước. Nếu làm cho các site nước ngoài thì bạn sẽ thu lại hoa hồng rất cao (trả bằng USD), nhưng yêu cầu bạn phải có vốn tiếng Anh khá mạnh để giới thiệu sản phẩm tới người nước ngoài.
Các trang Affiliate cho người thành thạo đọc hiểu và viết tiếng Anh
Vì sao mình dùng hai từ “thành thạo đọc hiểu và viết”? Khi làm website để chơi Affiliate Marketing với nước ngoài chỉ đòi hỏi bạn đọc tốt để nguyên cứu các bài viết tiếng Anh, và kỹ năng viết giỏi để viết bài phân tích, giới thiệu. Hai kỹ năng nghe nói nếu có thì tốt mà không có cũng không sao vì bạn sẽ ít sử dụng đến.
Sau đây là danh sách 5 chương trình Affiliate Marketing, Affiliate Network ở nước ngoài bạn nên tìm hiểu và tham gia.
- Clickbank – Đây là một Affiliate Network khổng lồ, đã hoạt động được 17 năm trên Internet và có rất nhiều người tham gia. Clickbank chỉ tập trung vào sản phẩm kỹ thuật số (Digital Products) như các phần mềm ứng dụng, chương trình tiện ích sử dụng cho máy tính, hay các ebook, sách hướng dẫn làm gì đó... Là một trong những nhà bán lẻ trực tuyến số một thế giới, Clickbank có tới hơn 6 triệu sản phẩm cung cấp cho gần 200 triệu khách hàng toàn cầu. Không giống với sản phẩm tiêu dùng, hoa hồng của Clickbank là rất cao từ 30% tới 100% cho mỗi sản phẩm bán được. Xem thêm: Cách kiếm tiền online thành công với Clickbank
- Amazon Associates – Một cái tên không cần phải nói nhiều vì ai cũng đã nghe qua. Amazon là một công ty thương mai điện tử, công ty điện toán đám mây lớn nhất thế giới có trụ sở ở Seattle, bang Washington, Mỹ. Amazon là nhà bán lẻ trực tuyết lớn nhất nước Mỹ với thế mạnh là các sản phẩm tiêu dùng. Amazon có chương trình Affiliate gọi là Amazon Associates để thúc đẩy bán hàng, trên Amazon có hơn 1 triệu sản phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng. Vì là sản phẩm tiêu dùng nên hoa hồng của Amazon trong khoảng từ 4% tới 8% cho mỗi sản phẩm bán được. Chương trình Affiliate này của Amazon thu hút đa số những ai làm Affiliate Marketing trên thế giới, rất nhiều trang web được làm ra chỉ để tiếp thị sản phẩm trên Amazon. Xem thêm: Làm thế nào để kiếm tiền online thành công với Amazon
- Rakuten – Tiền thân là Buy.com, Rakuten đã phát triển và trở thành một gã khổng lồ được xếp vào top 3 công ty thương mại điện tử hàng đầu thế giới với hơn 90.000 sản phẩm từ 38.500 shop, phân phối tới 18 triệu khách hàng trên thế giới. Với hình thức thương mại điện tử B2B2C (business–to–business–to–consumer), Rakuten đã được xếp vào hàng số 1 Nhật Bản, là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất Nhật Bản và cũng là một trong những công ty có lượng hàng bán ra đứng top của toàn cầu. Rakuten có chi nhánh tại Mỹ và các nhà cung cấp đăng ký với họ thì trên toàn cầu. Họ chỉ cung cấp các mặt hàng tiêu dùng, hay sản phẩm vật lý có thể ship được như Amazon. Cái mình thích nhất ở Rakuten chính là hoa hồng! Phần trăm hoa hồng của họ cao hơn so với Amazon, trong khoảng từ 8% tới 15% cộng với $0.99 cho mỗi sản phẩm được bán ra bởi Publisher. Cái mình thích thứ hai ở đây là giá của sản phẩm, hàng ở Rakuten luôn có giá rẻ hơn so với Amazon, ngoài ra thì ở đây còn cung cấp hàng hóa cho các nhãn hiệu nổi tiếng. Vì vậy nếu có giới thiệu sản phẩm cho người dùng ở Việt Nam thì mình sẽ ưu tiên Rakuten hơn là Amazon.
- CJ – Commission Junction – Đây là một Affiliate Network rất mạnh và đã cung cấp sản phẩm cho hàng triệu người tiêu dùng trên toàn thế giới. CJ là đơn vị trung gian để các trang thương mại điện tử không có chương Affiliate riêng có thể tham gia, giúp các Publisher có thể quảng bá sản phẩm của họ để nhận hoa hồng. Các nhà cung cấp tham gia vào CJ có thể bán sản phẩm kỹ thuật số hay sản phẩm tiêu dùng, nên trên CJ không giới hạn về mặt hàng bạn có thể tiếp thị. Phần trăm hoa hồng cũng khác nhau tùy vào nhà cung cấp và loại sản phẩm. Trên CJ có hệ thống tìm kiếm sản phẩm rất tốt giúp bạn tìm ra sản phẩm muốn tiếp thị và lấy code quảng cáo bằng banner, text link cho mỗi sản phẩm. Xem thêm: Cách kiếm tiền online hiệu quả với CJ Affliate Network
- ShareaSale – Công ty này đã tham gia vào thị trường Affiliate Marketing với tư cách là một Afffiliate Network trong vòng 15 năm qua. Uy tín và chất lượng của hệ thống này hoàn toàn được đảm bảo bởi số lượng các nhà cung cấp và nhà tiếp thị cực lớn. Trên ShareaSale có đủ các dạng sản phẩm vừa kỹ thuật số và sản phẩm tiêu dùng. Các công ty chuyên bán hosting và theme cho website cũng tham gia rất đông ở đây như Studiopress, RocketTheme, BizzThemes...Hoa hồng cho các sản phẩm kỹ thuật số thường rất cao từ 10% tới 30% cho mỗi sản phẩm bán được. Hệ thống tìm kiếm sản phẩm cũng khá tốt để bạn có thể tìm thấy sản phẩm mình muốn tiếp thị và lấy code để dán vào website của mình. Xem thêm: Cách kiếm tiền online bằng Affiliate Marketing với ShareaSale
Xem thêm: Top 13 Affiliate Network tốt nhất năm 2017
Các trang Affiliate Việt Nam
Đối với các bạn không có vốn tiếng Anh tốt thì có thể tham gia các Mạng Tiếp Thị Liên Kết tại Việt Nam. Bạn có thể dễ dàng làm một blog/website tiếng Việt để quảng bá sản phẩm. Thành công với website tiếng Việt cũng ngang ngửa với website tiếng Anh nếu bạn áp dụng đúng như những hướng dẫn mình đã chỉ ra ở trên. Sau đây là danh sách một số chương trình Tiếp Thị Liên Kết và các Mạng Tiếp Thị Liên Kết tốt nhất tại Việt Nam mà bạn nên tìm hiểu và tham gia.
P/S: Mình không nhận hoa hồng hay có bất kỳ hợp tác nào với những liên kết mình đưa ra ở dưới, đây là kinh nghiệm cá nhân mình có được và muốn chia sẻ với các bạn.
- MasOffer – MasOffer là một Affiliate Network khá tiếng tăm ở Việt Nam với sự tham gia của nhiều nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Đây là một trang Affiliate trung gian khá uy tín, bạn có thể được nhận thanh toán ngay sau khi kiếm được 200.000đ trong tài khoản của mình. Bạn có thể tìm thấy vừa sản phẩm số, vừa sản phẩm vật lý để quảng bá tại đây. Lazada có chương trình Affiliate riêng nhưng cũng tham gia vào hệ thống này, nhưng bạn sẽ nhận được hoa hồng thấp hơn một chút so với tham gia trực tiếp với chương trình của Lazada. Với MasOffer, bạn không cần phải làm hợp đồng để được thanh toán như Lazada, bộ phận hỗ trợ khách hàng của họ cũng làm việc rất nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài Lazada, còn có các trang thương mại điện tử lớn khác như Tiki, Adayroi, Viễn Thông A, Nguyễn Kim...cũng tham gia vào hệ thống này.
- AccessTrade – Giống như MasOffer thì AccessTrade là một Affiliate Network khá mạnh tại Việt Nam và có khá nhiều người tham gia làm Affiliate tại đây. AccessTrade cũng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ lớn tại Việt Nam tham gia, và bạn cũng không cần phải làm hợp đồng để được nhận thanh toán. Điểm mà mình không thích ở AccessTrade chính là hệ thống hỗ trợ khách hàng của họ, dường như mình không nhận được email trả lời từ họ khi gặp trục trặc với trang quản lý, mình đổi mật khẩu với ký tự phức tạp cũng không được chấp nhận. Những điều này làm cản trở hoạt động của mình nên mình không làm Affiliate với AccessTrade, có thể nói họ thua MasOffer cả một bậc.
- Civi – Đây là một Affiliate Network khác của Việt Nam nằm trong top các trang nên được sử dụng để làm Tiếp Thị Liên Kết. Ở đây có nhiều sản phẩm số để bạn có thể quảng bá. Có một hình thức bạn rất dễ kiếm tiền với Civi là chỉ cần khách hàng điền form đăng ký một dịch vụ nào đó là bạn đã có thể nhận tiền hoa hồng (hình thức CPA – Cost Per Action). Mình biết đến Civi trước đây khi tìm hiểu về thị trường Affiliate tại Việt Nam, nhưng sau này mới tham gia khi chat với một người bạn làm việc tại đây. Hệ thống hỗ trợ của Civi rất tốt, có điều là giao diện nhìn chưa được chuyên nghiệp cho lắm.
- AdFlex – Là một sản phẩm của tập đoàn Eway Việt Nam, nghe có vẻ xa lạ hơn với những cái tên ở trên. Đây là một Affiliate / Ads Network mà bạn có thể kiếm tiền theo hình thức CPA (Cost Per Action) hay CPC (Cost Per Click), CPI (Cost Per Impression), một giải pháp kiếm tiền trong game hay ứng dụng Android, khi người dùng cài đặt ứng dụng hay game từ Adflex thì bạn sẽ nhận được hoa hồng, hoặc người dùng xem quảng cáo hoặc click vào quảng cáo của Adflex bạn cũng nhận được một khoản tiền cho những hoạt động đó. Adflex phù hợp cho các nhà phát triển ứng dụng game hay ứng dụng di động khi tích hợp Adflex vào trong các apps của họ. Mình chỉ giới thiệu trang này cho các bạn phát triển ứng dụng di động, còn với những người bình thường thì không khuyến khích tham gia hệ thống này vì sẽ cần một số chuyên môn nhất định để thành công.
- Lazada – Lazada là một thương hiệu của công ty bán hàng đa quốc gia Recess (thuộc Lazada Group) hoạt động tại một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và là một trong những nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Lazada có chương trình Lazada Affiliate Program sử dụng HasOffer, một nền tảng tiếp thị liên kết mà nhiều công ty lớn trên thế giới đang sử dụng. Đây là một chương trình Private Affiliate Program của Lazada mà bạn có thể tham gia, với chương trình này bạn sẽ nhận được hoa hồng cao hơn một chút so với cách tham gia làm tiếp thị cho Lazada thông qua Affiliate Network trung gian như MasOffer hay AccessTrade. Lazada bán rất nhiều sản phẩm vật lý (tiêu dùng) đa dạng nên bạn có thể tùy chọn lĩnh vực mình muốn làm và tìm sản phẩm phù hợp để tiếp thị ở đây. Có một điều mà mình vẫn cảm thấy chưa hài lòng với Lazada là họ cho phép nhiều shop bán lẻ tham gia bán hàng đủ mọi thành phần nên chất lượng sản phẩm có thể không đảm bảo, vì vậy khi làm tiếp thị cho Lazada bạn phải làm sao đó để tìm hiểu thật kỹ nguồn gốc và chất lượng của hàng hóa trước khi giới thiệu cho đọc giả của mình. Mức hoa hồng của Lazada dao động từ 1% tới 8% cho mỗi sản phẩm bán được.
P/S: Mình đã cập nhật và gạch bỏ chương trình này khỏi danh sách. Mời các bạn xem thêm: Vì sao không nên làm tiếp thị liên kết với Lazada Việt Nam
Với khá nhiều công ty, Affiliate là một hình thức tiếp thị và bán hàng đem lại doanh thu cao, cũng như cắt giảm được các chi phí cho quảng cáo.
Một số câu hỏi thường gặp
Khi đọc đến đây, mình nghĩ bạn đã có một hiểu biết cơ bản thế nào là Affliate Marketing cũng như cách hình thức tiếp thị và kiếm tiền này hoạt động.
Và sau đây mình sẽ giải đáp một số thắc mắc thường gặp về Affiliate Marketing.
Hình thức Affiliate Marketing này có lừa đảo và phạm pháp không?
Tất nhiên là không. Nếu đây là hình thức kiếm tiền bất hợp pháp thì nó đã không thịnh hành như bây giờ. Bạn không được phép đưa đường link này lên tất cả các trang web mà không được sự chấp nhận của người khác. Nơi tốt nhất mà bạn nên đính kèm đường link này là trang web của bạn, nơi có những đánh giá chi tiết về các sản phẩm mà bạn giới thiệu.
Affiliate Marketing và Adsense (dịch vụ quảng cáo của Google): Mình có thể sử dụng cả hai hình thức quảng cáo này không?
Câu trả lời là có. Hình thức Affiliate Marketing này không gây hại đến Adsense. Nhưng theo mình, thì hình thức Affiliate có nhiều ưu điểm hơn Adsense. Đó là lí do, các bạn nhìn thấy trên nhiều trang web không có nhiều các mẫu quảng cáo Adsense của Google mà thay vào đó là liên kết tới sản phẩm tiếp thị.
Làm cách nào để tìm được đường link tất cả các sản phẩm?
Không phải tất các các công ty đều đưa ra hình thức tiếp thị bán hàng này. Vì vậy, để biết chắc chắn công ty nào có chương trình Affiliate, bạn có thể đến trang web của công ty và tìm hiểu. Để cho rõ hơn, mình khuyên các bạn nên đi đến phần hỏi đáp thắc mắc của website công ty.
Một cách khác mà các bạn có thể tìm kiếm là tìm trên Google bằng cách gõ “tên sản phẩm + Affiliate Program” (dành cho các bạn làm Affiliate với các trang tiếng Anh).
Các tìm kiếm này có thể dẫn bạn đến các trang landing page, và các mạng lưới Affiliate. Bạn có thể đăng kí miễn phí một tài khoản thành viên trong các mạng lưới này rồi bắt đầu kiếm tiền.
Làm thế nào để tìm thấy các sản phẩm mới để giới thiệu?
Các Affiliate Network là nơi để các bạn có thể tìm kiếm một sản phẩm và thực hiện công việc quảng bá. Bạn có thể thông qua tài khoản mà mình đã đăng kí, tìm kiếm các chương trình cũng như sản phẩm.
Bạn cũng có thể ghé thăm các trang blog khác để tìm các sản phẩm đang được ưa chuộng và giới thiệu nhiều cũng như cách thức các trang blog thúc đẩy lượng mua các sản phẩm.
Theo mình thấy thì blog là công cụ thúc đẩy quảng cáo và mua sản phẩm tốt nhất. Vì vậy nếu bạn có một blog thì đó là một bước khởi đầu để thực hiện hình thức kiếm này.
Để tham gia vào một chương trình Affiliate thì có tốn phí gì không?
Bạn sẽ chẳng mất một đồng nào khi tham gia vào chương trình Tiếp Thị Liên Kết này cả. Tuy nhiên, cũng có thể, bạn phải mất công sức, thời gian và một ít chi phí cho các hình thức quảng bá của mình như mua tên miền hay hosting để chạy blog/website. Giới thiệu sản phẩm trên blog của bạn thì không phải mất tiền, nhưng tiếp thị PPC, tiếp thị qua email, hay quảng cáo Facebook, Google Adwords thì bạn có thể sẽ mất một vài chi phí.
Có yêu cầu gì đối với thành viên của chương trình Affiliate không?
Bạn không cần phải có một văn bằng hay chứng nhận nào cả để được chọn làm những Affiliate Marketer. Nhưng có các kĩ năng viết lách, quảng bá và kĩ năng marketing là một lợi thế rất lớn cho bạn nhằm thúc đẩy được nhiều người mua hàng hơn.
Có chương trình nào có thể tự động chuyển đổi các link thông thường thành các Link Affiliate không?
Có khá ít các mạng lưới Affiliate như Viglink, Skimlinks có thể tự động chuyển đổi các đường link thông thường thành các Link Affiliate. Họ sử dụng ngôn ngữ lập trình Javascript nên khá thân thiện với SEO, và bạn cũng không cần phải đăng kí một chương trình Affiliate riêng lẻ nào nữa.
Thu nhập thông qua hình thức Affiliate Marketing là khoảng bao nhiêu, có nhiều không?
Như mình đã nói từ đầu bài viết, không có một giới hạn nào với số tiền mà bạn có thể kiếm được từ chương trình Affiliate. Mức thu nhập của bạn phụ thuộc vào khả năng bạn thúc đẩy mua hàng.
Làm sao để nhận tiền từ các mạng khi làm Affiliate Marketing?
Sau khi làm và nhận được một khoản tiền vào tài khoản Affiliate, bạn sẽ nhận được thanh toán với một số hình thức khác nhau tùy vào chương trình hay mạng Affiliate mà bạn tham gia. Có một số trang thì chấp nhận thanh toán qua Paypal hoặc Payoneer, nhưng có một số trang thì chỉ chấp nhận thanh toán qua Check. Với Paypal hoặc Payoneer thì bạn chỉ cần nhận tiền rồi chuyển khoản về ngân hàng của bạn là xong (Payoneer có thể rút trực tiếp nếu bạn có thẻ MasterCard đăng ký với họ), còn với Check thì bạn phải cung cấp địa chỉ rõ ràng để họ gửi về tấm sec này về địa chỉ của bạn, sau đó mang ra ngân hàng để đổi thành tiền mặt. Xem thêm bài viết: “Những cách nhận thanh toán khi kiếm tiền online” để biết thêm chi tiết về cách nhận tiền từ các mạng nước ngoài hoặc các mạng trong nước ở Việt Nam.
Thuật ngữ liên quan đến Affiliate Marketing
- Affiliates (Publishers): Đây là những người thực hiện việc tuyền thông và quảng bá, như mình và các bạn, sử dụng đường link chương trình Affiliate để xúc tiến việc mua hàng.
- Affiliate Marketplace: hay còn gọi là Affiliate Network, đây là nơi trưng bày các sản phẩm và thông tin của sản phẩm từ bên cung cấp để các Publisher tìm sản phẩm quảng bá một cách dễ dàng.
- Affiliate Software: Đây là một phần mềm mà các công ty sử dụng nhằm tạo ra một chương trình Affiliate cho các sản phẩm của họ. Ví dụ như iDevAffiliate, HasOffer...
- Affiliate Link: Đây là một link liên kết hay địa chỉ URL có chứ Affiliate ID của bạn được đưa ra từ chương trình Affiliate nhằm ghi lại các hoạt động xúc tiến, giới thiệu bán hàng của bạn. Từ đó có thể trả hoa hồng cho bạn thông qua việc khách mua hàng từ đường link này.
- Affiliate ID: Đây là thông số được gắn vào Link Affiliate để xác định Affiliate thuộc về người nào. Một số mạng Affiliate trước đây có thể sử dụng duy nhất Affiliate ID và khách hàng phải nhập thông số này bạn mới nhận được hoa hồng. Hiện nay thì Affiliate ID thường được kèm vào link, người dùng không còn phải nhập nữa nên tiện lợi hơn rất nhiều.
- Affiliate Manager/OPM: các công ty tham gia mạng lưới Affiliate sẽ có những ngưới quản lí chương trình Affiliate đưa ra các mẹo thu hút khách hàng nhằm giúp các pulisher tiếp thị cũng như kiếm tiền dễ dàng hơn.
- Promote Method: Đây là hình thức quảng bá sản phẩm. Có rất nhiều hình thức để bạn có thể quảng bá sản phẩm hay dịch vụ đến các khách hàng của mình như các mạng xã hội (Facebook, Twitter, Google Plus…), mua quảng cáo trên Google Adwords, Facebook, hay thông qua các mạng CPM…Tùy thuộc vào đặc trưng hay tính chất của mỗi sản phẩm hay dịch vụ, bạn sẽ tìm hiểu và chọn cách thức quảng bá phù hợp nhất. Ví dụ như các sản phẩm vật lý, chúng thường có hoa hồng thấp nên bạn cần chọn ra hình thức tiết kiệm nhất (hình thức hiệu quả nhất là làm blog/website và SEO lên top Google). Đối với những sản phẩm mang lại hoa hồng cao như sản phẩm số thì bạn có thể chọn các hình thức quảng cáo trả phí PPC và kết hợp với SEO trên blog/website, miễn sao sau khi trừ các chi phí bạn vẫn có lời là được.
- Payment Mode/Method: Đây là phương thức thanh toán. Các chương trình Affiliate khác nhau sẽ có các phương thức thanh toán khác nhau như Check, Wire Transfer, PayPal, và nhiều loại khác.
- Commission Percentage/Amount: Đây là số phần trăm hoa hồng hoặc số tiền bạn sẽ được nhận trên mỗi lược bán dựa trên giá trị đơn hàng. Ở mỗi Affiliate Network thì sẽ có một mức hoa hồng khác nhau cho các loại sản phẩm khác nhau.
- 2-Tier Affiliate Marketing: Đây là hình thức kiếm tiền khá hay từ các chương trình Affiliate. Với phương pháp marketing này, bạn cũng có thể giới thiệu một người khác tham gia chương trình này, và nhận tiền hoa hồng từ các sản phẩm bán được của người bạn giới thiệu (giống như hình thức bán hàng đa cấp hiện nay). Thu nhập từ hình thức này được gọi là tiền hoa hồng liên kết cấp hai.
- Physical Product: Đây là sản phẩm vật lý, tên gọi chung cho những sản phẩm có thể sử dụng được trong đời sống hàng ngày và có thể ship được tới địa chỉ người mua, ví dụ như: sản phẩm điện máy, điện tử, điện lạnh, các thiết bị tiện ích, quần áo thời trang… Mức hoa hồng dành cho sản phẩm vật lý thường ở mức trung bình khoảng 8%, dao động từ 3% – 15%, có chiến dịch chỉ là 1% như ô tô xe máy, nhưng có một số chiến dịch hoa hồng có thể lên tới 20% – 30% như các mặt hàng thời trang. Mặc dù có mức hoa hồng thấp hơn so với sản phẩm số nhưng các sản phẩm vật lý thường là những sản phẩm cần thiết cho đời sống hằng ngày nên nhu cầu sẽ cao dẫn tới lượng mua lớn và đều đặn. Vì vậy, cho dù hoa hồng có thấp đi chăng nữa thì bạn vẫn có thể lấy số lượng để bù lại, mặt khác thu nhập sẽ đều đặn quanh năm không có biến động nhiều.
- Digital Product: Đây là sản phẩm số, tên gọi chung cho những sản phẩm có thể được sử dụng trên máy tính và hay trên mạng cho nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là để làm việc, học tập, kinh doanh, buôn bán hay kiếm tiền online…Đây chủ yếu là những sản phẩm không ship, chỉ đóng gói và cho khách hàng sử dụng trực tuyến, tải về máy tính hay thiết bị di động của họ. Ví dụ như các loại tài liệu, ebook hay sách hướng dẫn, các khóa học online, các phần mềm tiện ích…Các sản phẩm này chỉ được tạo ra một lần và có thể bán được rất nhiều lần cho rất nhiều người, không giới hạn số lần bán ra. Vì vậy hoa hồng cho những sản phẩm số này thường rất cao, trên 30% và có lúc lên tới 100%.
- Cookie: Đây là một tệp được lưu lại trên trình duyệt để ghi lại một số thông tin của khách truy cập vào một website nào đó (với các website có thiết lập tính năng lưu Cookie). Thông thường nó sẽ lưu lại một số tác vụ hay một số thông tin nào đó mà khách truy cập đã thực hiện trên website. Ví dụ khi khách hàng click vào đường Link Affiliate của bạn, có thể họ chưa mua hàng vào lúc đó nhưng hành động truy cập vào Link Affiliate của bạn đã được Cookie lưu lại trên trình duyệt web của họ. Hôm sau khi họ truy cập trực tiếp vào trang bán hàng của nhà cung cấp (không click vào Link Affiliate của bạn nữa) và mua sản phẩm thì hoa hồng vẫn được tính cho bạn, vì Cookie của bạn đã lưu vào báo cho chương trình Affiliate biết là bạn đã giới thiệu người đó. Thời gian mà Cookie được lưu sẽ phụ thuộc vào các Affiliate Network, thông thường là từ 30 tới 60 ngày.
- Cookie Stuffing: Đây là một thủ thuật nhằm gian lận Cookie. Thủ thuật này được thực hiện khi khách truy cập blog/website của bạn, Link Affiliate sẽ tự động mở ra ở dạng Popup hoặc Iframe (trong một khoản thời gian ngắn rồi tắt đi) để lưu Cookie vào máy của khách hàng mà họ không cần phải bấm vào Link Affiliate. Mục đích của việc làm này là nhằm tạo ra Cookie để Affiliate Network nghĩ rằng người dùng đã click vào Link Affiliate của bạn, cho dù họ không click nhưng khi họ vào trực tiếp trang bán hàng của nhà cung cấp để mua hàng thì hoa hồng vẫn được tính cho bạn. Hiện nay, hầu hết các Affiliate Nework đều có các thuật toán để chống gian lận Cookie. Nếu họ phát hiện bạn đang thực hiện hành vi gian lận này thì tài khoản bạn sẽ đi tông ngay, và cũng không nhận được thanh toán cho khoản tiền bạn đã kiếm được. 😅
- Last Click: Đây là luật click cuối. Hiện nay, hầu hết các mạng Affiliate đều thực hiện theo cơ chế này. Khi một khách hàng vào website của bạn và click vào Link Affiliate của bạn nhưng chưa mua hàng, sau đó họ lại vào một website của người khác và click vào Link Affiliate của người khác (cho dù cùng hay khác sản phẩm), sau đó tiến hành mua hàng thì hoa hồng sẽ được tính cho người khác chứ không được tính cho bạn. Có nghĩa là hoa hồng sẽ tính cho người có Link Affiliate mà khách hàng click vào sau cùng, Cookie của người sau sẽ lưu đè lên Cookie của người trước.
- Cost Per Action (CPA): Đây là hình thức tính hoa hồng dựa vào một số hành động nhất định của khách hàng. Đây là tên gọi tổng quan cho các hình thức kiếm tiền với Tiếp Thị Liên Kết, những hoạt động này có thể là làm khảo sát, điền form thông tin hay thực hiện hành vi mua hàng…Tùy vào mỗi hành động sẽ mang lại mỗi mức hoa hồng cao thấp khác nhau, và cũng tùy vào nhà cung cấp. Ví dụ hành động điền form đăng ký (CPL) là một công việc đơn giản và dễ được thực hiện bởi khách hàng nên sẽ có mức hoa hồng thấp. Còn hành động mua hàng (PPS) là sẽ khó xảy ra hơn nên mức hoa hồng sẽ cao hơn.
- Pay Per Sale (PPS): Đây là hình thức trả tiền nếu có sản phẩm bán ra thành công thông qua Link Affiliate của bạn. Bán ra thành công tức là khách hàng đã thực hiện thanh toán và đã nhận được sản phẩm từ nhà cung cấp.
- Cost Per Lead (CPL): Đây là hình thức trả tiền nếu khách hàng thực hiện điền thông tin cá nhân sau khi click vào Link Affiliate của bạn: họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại, email… Những thông tin này sẽ được cung cấp cho các công ty tư vấn hay tiếp thị sản phẩm và họ sẽ liên lạc với khách hàng để giới thiệu sản phẩm. Để nhận được hoa hồng thì thông tin khách hàng điền vào phải hợp lệ và được chứng thực.
- Earn Per Click (EPC): Đây là chỉ số để tính trung bình xem mỗi click bạn sẽ nhận được bao nhiêu tiền. Chỉ số này thường được cung cấp bởi hầu hết các Affiliate Network.
- Conversion Rate (CR): Đây là tỉ lệ chuyển đổi từ lượng người click ra lượng điền form hay đơn hàng thành công, tính theo đơn vị phần trăm (%). Ví dụ khi có 1000 click vào Link Affiliate của bạn, và có 10 người thực hiện thành hành động nhà quảng cáo yêu cầu thì Conversion Rate sẽ là 1%.
- Landing Page: Đây là một trang web mục tiêu khá đặc biệt dùng để thúc đẩy lượng bán hàng. Các chương trình quảng bá sẽ hướng khách hàng đến trang mục tiêu này, trên một trang duy nhất nhưng có đầy đủ các thông tin giới thiệu hay quảng cáo sản phẩm và kêu gọi mua hàng. Các chương trình Affiliate đều có rất nhiều những trang này, bạn cũng nên tận dụng nó để mang lại hiệu quả quảng bá cao nhất.
- Custom Affiliate Income/Account: ngoài các khoản hoa hồng thu được từ việc bán hàng, các công ty cung cấp còn đưa ra khoản tiền thưởng này cho những Publisher bán được nhiều sản phẩm của họ.
- Link Cloaking: Đây là một kỹ thuật nhằm dấu Link Affiliate, rút gọn và làm những link này dễ đọc hơn. Ngoài ra, kỹ thuật này còn tối ưu hóa SEO cho website của bạn, các hệ thống tìm kiếm như Google thường không thích những trang web chứa đầy Link Affiliate, bạn nên chuyển nó thành link ngắn gọn nằm ngay trong tên miền của blog/website của bạn và chuyển hướng (redirect) tới Link Affiliate. Xem thêm: Làm Link Cloaking cho Affiliate Marketing - Rút gọn và Redirect
- Coupon: Đây là mã giảm giá, nhiều nhà cung cấp dịch vụ tạo ra các mã giảm giá và cung cấp cho Publisher để cho họ có thể thúc đẩy doanh số bán hàng, bằng cách gợi ý các mã giảm giá này để khách mua hàng nhiều hơn. Tùy vào chương trình Affliate, các mã giảm giá có thể được gắn trực tiếp vào Link Affiliate của bạn. Có nghĩa là khi khách hàng thông qua đường link của bạn, họ sẽ được giảm giá một khoản nào đó mà không cần biết đến mã giảm giá. Một cách khác là điền mã giảm giá trực tiếp cho từng lúc mua hàng, bạn chỉ cần đưa mã giảm giá này vào blog/website của mình để cho khách hàng biết và họ sẽ dùng mã giảm giá này nhập vào khung yêu cầu mã giảm giá để được chiết khấu.
- Custom Coupon: Đây là mã giảm giá tự tạo. Có rất nhiều chương trình cho phép thành viên tham gia Affiliate tạo ra các custom coupon đính kèm vào các Link Affiliate để thu hút và thúc đẩy lượng mua hàng. Mã giảm giá này có thể là tên của bạn hoặc tên website của bạn, nó sẽ tạo ra đặc trưng và không nhầm lẫn vào đâu được.
- Bid: Đây là thuật ngữ chỉ giá đấu thầu khi bạn thực hiện đấu giá để chạy quảng cáo với hình thức Affiliate Marketing thứ nhất. Là số tiền tối đa mà bạn phải trả cho 1 cú Click của khách hàng hoặc cho 1000 lượt hiển thị quảng cáo. Có hai dạng Bid phổ biến đó là CPC và CPM. Với CPC (Cost Per Click) thì bạn phải trả cho từng click một từ khách hàng khi bạn chạy quảng cáo, chỉ khi có Click vào quảng cáo bạn mới phải trả tiền. Còn đối với CPM (Cost Per Thousand Imperssions) thì bạn phải trả cho 1000 lượt hiển thị quảng cáo tiếp cận khách hàng, cho dù họ có click vào quảng cáo hay không.
- Search Network Ads: Đây là dạng quảng cáo hiển thị lên các công cụ tìm kiếm khi người dùng thực hiện tìm kiếm. Ví dụ nếu bạn tìm kiếm từ khóa bất kỳ như “làm affiliate” trên Google, bạn sẽ thấy các quảng cáo này hiện ra trên cùng của trang kết quả tìm kiếm.
- Display Network Ads: Đây là dạng quảng cáo hiển thị thông qua những blog/website khác mà không phải là trang kết quả tìm kiếm. Lúc này các nhà quảng cáo sẽ liên hệ với chủ của các trang blog/website, hay các ứng dụng di động... và đặt quảng cáo của họ lên trên các trang đó. Có hai dạng quảng cáo hiện thị phổ biết là Facebook Ads và Google Display Network (GDN).
- SEO (Search Engine Optimization): Đây là kỹ thuật tối ưu hóa cho hệ thống tìm kiếm. Bạn có thể làm SEO để tối ưu hóa các liên kết bên trong trang, tối ưu hóa nội dung hay hình ảnh hiển thị, hoặc đi liên kết từ ngoài về trang của bạn. Nếu SEO càng tốt thì thứ hạng của blog/website của bạn trên các máy tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc,..sẽ càng cao và thu hút nhiều lượt truy cập có chất lượng vào trang web của mình. Xem thêm: Hướng dẫn SEO website lên Top Google một cách hiệu quả
- Content Marketing: Đây là hình thức Marketing thông qua nội dung bài viết và cũng là cách làm Affiliate Marketing bền vững và có hiệu quả nhất. Khi bạn viết các bài đánh giá hay trải nghiệm sản phẩm, nếu khách hàng đọc thấy hay, thấy hợp lý thì tỉ lệ mua hàng từ họ sẽ cao hơn so với các hình thức quảng cáo hay chỉ giới thiệu qua loa sản phẩm kèm link mua hàng. Đây là cách tốt nhất để xây dựng lòng tin từ khách hàng, tạo ra uy tín của bản thân và đem lại hiệu quả bán hàng cực cao. Với 2 bài viết có cùng một nội dung từ 2 website khác nhau, nếu bài viết nào hay hơn, có đầu tư hơn thì sẽ được khách hàng quan tâm dừng lại lâu hơn để đọc, họ cũng có thể tương tác trên website như click vào các đường link hướng dẫn, comment trên trang để hỏi thông tin chi tiết hay đưa ra thắc mắc nếu có. Từ đây Google sẽ biết (vì họ có công cụ đánh giá hành vi khách hàng) và đưa bài viết có đầu tư hơn lên trên kết quả tìm kiếm. Thực hiện Content Marketing hiệu quả đồng nghĩa với việc mang lại thu nhập cao hơn khi làm Affiliate Marketing.
Lời kết
Hi vọng với những hướng dẫn chi tiết ở trên về Affiliate Marketing, mình đã phần nào giúp bạn có những hiểu biết cơ bản về hình thức kiếm tiền online này. Nếu muốn kiềm tiền hãy tạo ngay một blog cho mình và bắt đầu làm ngay hôm nay để tăng thu nhập của mình trong tương lai, cũng như câu nói: “Thời gian tốt nhất để trồng cây là vào 20 năm trước. Thời gian tốt thứ hai là ngay bây giờ”.