Nếu bạn hay đọc báo mạng giống mình và để ý một chút thì sẽ thấy những trang tin về tài chính, doanh nghiệp rất hay có những tin phỏng vấn, chia sẻ những kinh nghiệm thành công từ một số triệu phú tự thân nổi tiếng. Vào năm 2016, trên VTV1 cũng có phát sóng và đưa tin về một blogger kiếm được khoảng $6000 mỗi tháng nhờ vào mạng Internet. Tìm hiểu sâu hơn một chút về những người này, bạn sẽ nhận ra một đặc điểm chung: Họ đều có blog!
Mình sẽ cho bạn 1 số ví dụ:
- Hãy đọc bài báo này để biết về tìm hiểu về Ramit Sethi, triệu phú tự thân này có 1 nguồn thu lớn đến từ blog iwillteachyoutoberich.com
- Hãy đọc bài bào này để biết về tỉ phú Grant Cardone, và nếu bạn đánh tên ông ấy lên Google sẽ biết đến blog grantcardone.com
Còn rất nhiều các blogger nổi tiếng khác nữa mà trong khuôn khổ bài viết này mình không thể liệt kê hết, bạn hãy tự mình dành thời gian tìm hiểu thêm nhé.
Mình dám cá là một người mới như bạn sẽ chưa thể nhìn nhận ra hết tiềm năng to lớn của việc kiếm tiền từ việc viết blog. Có một bạn sau khi được mình giới thiệu về việc viết blog thì đã hỏi mình liệu làm blog như vậy có giàu không? Câu trả lời là: Có, kèm theo điều kiện là bạn phải có đam mê, làm đúng cách và đủ kiên nhẫn!
Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cách lập một blog hay một trang web đơn giản từ A tới Z để bắt đầu kiếm tiền online (Make Money Online - MMO). Trong bài viết trước mình đã chỉ ra một số khái niệm cơ bản về blog và website để các bạn mới bắt đầu có thể phân biệt chúng.
Bạn sẽ học làm blog đúng cách nhất với những hướng dẫn đơn giản, dễ hiểu và tiết kiệm thời gian mà không cần phải có nhiều kiến thức về HTML hay ngôn ngữ lập trình nào cả. Mình cũng muốn chia sẻ những kinh nghiệm có được để giúp bạn tránh phạm phải tất cả những sai lầm mà hầu hết những người mới thường gặp phải.
Và một khi bạn đã biết cách lập một blog và cài đặt xong blog của mình, mình sẽ hướng dẫn chi tiết hơn cách để thu hút thêm lượt khách truy cập vào blog của bạn cũng như cách kiếm lợi nhuận từ nó. Hướng dẫn này sẽ giúp bạn bắt đầu một cách dễ dàng và ít sai sót nhất.
P/S: Hướng dẫn này dài 38 trang A4, theo mình hơn 38 phút đọc. Vì vậy hãy chuẩn bị sẵn cho mình 1 ly cà phê hoặc 1 tách trà để nhâm nhi và bắt đầu nhé. Nếu bạn gặp khó khăn, hãy liên lạc với mình và mình sẽ cố gắng hết sức để giúp bạn. Ngoài ra trong bài có một số link liên kết nếu bạn nhấp vào mua hàng mình sẽ được một khoản hoa hồng nhỏ, nhưng bạn sẽ trả với mức phí tương tự hoặc rẻ hơn khi sử dụng link đó.
Bạn đã sẵn sàng để lập blog của mình ngay hôm nay chưa? Hãy cùng bắt đầu nào!
Đây là cách để bắt đầu tạo một blog, hay tạo một trang web của riêng bạn:
(Đừng lo lắng, mình sẽ hướng dẫn bạn thật chi tiết từng bước một)
Bước 1: Bắt đầu – Chọn nền tảng viết blog
Khi mới bắt đầu, hẳn bạn sẽ rất mơ hồ rằng mình sẽ viết blog ở đâu và bắt đầu viết như thế nào là tốt nhất. Trả lời cho câu hỏi viết blog ở đâu chính là phần này, bạn cần phải chọn nền tảng viết blog! Nền tảng viết blog là một phần mềm mà trên đó sẽ có những tính năng giúp bạn đăng các bài viết mới và quản lý chúng. Nó bao gồm những tiện ích để bạn viết bài, sửa bài, xóa bài hay nói chung là quản lý những bài viết đó, ngoài ra còn rất nhiều tính năng hữu ích khác. Bạn có rất nhiều lựa chọn với nhiều nền tảng blog khác nhau, chẳng hạn như WordPress, Drupal, Joomla, Blogger, Tumblr…
Theo khảo sát của mình thì hiện tại có hơn 74 triệu website đang sử dụng WordPress (ngẫu nhiên trùng với mã biển số xe 74 của Quảng Trị quê mình 😏), rõ ràng nền tảng này phải có những ưu thế vượt trội mới có lượng cài đặt và sử dụng đông như vậy. Mặc dù mình chuyên về phát triển website với Drupal nhưng mình vẫn khuyên mọi người sử dụng WordPress để làm blog cá nhân cho mình. Drupal phù hợp hơn với các website lớn, mình chỉ sử dụng nền tảng này vì mục đích công việc và có yêu cầu cụ thể từ khách hàng. Nhờ đã sử dụng qua tất cả các nên tảng làm website nổi tiếng nên mình biết đâu là nền tảng phù hợp nhất với những người mới bắt đầu như bạn.
Dưới đây là lý do cụ thể tại sao bạn nên dùng WordPress:
- Miễn phí – WordPress miễn phí cho tất cả mọi người. Bao gồm mã nguồn (source code), theme và các plugin tiện ích mà nhiều nền tảng viết blog khác không cung cấp.
- Dễ dàng cài đặt – Công việc cài đặt WordPress rất đơn giản và không mất nhiều thời gian của bạn. Có nhiều host cho bạn cài đặt WordPress với chỉ 1 cú click chuột.
- Bảo mật tốt – WordPress luôn cập nhật phần mềm và giữ mọi thứ an toàn, do đó hiếm khi bạn phải lo lắng về việc blog của bạn bị tấn công bởi các haker. Không có gì ngạc nhiên khi NASA, Sony và rất nhiều các blog của trường đại học đều đang sử dụng WordPress.
- Dễ dàng tùy chỉnh – Có hàng trăm theme hay template miễn phí và các plugin bổ sung chức năng cho blog của bạn, từ chức năng đơn giản như khung liên hệ (dùng contact plugin) cho đến các tính năng như đăng ký tham gia, tạo diễn đàn trao đổi giúp mở rộng blog và nhiều hơn thế nữa.
Bước 2: Chọn nơi đăng ký tên miền và host
Bây giờ mới đến phần thú vị! Để tạo một blog WordPress tự host của riêng bạn, bạn sẽ cần hai thứ sau đây:
- Tên miền – Đây sẽ là địa chỉ của blog, nơi mọi người sẽ tìm thấy các bài viết của bạn. Ví dụ: Tên miền của Google là www.google.com. Tên miền blog của bạn sẽ là www.TenBlogBan.com. Chi phí để có một tên miền thường vào khoảng hơn 200.000 VNĐ / năm, nhưng nếu bạn làm theo hướng dẫn này, mình sẽ chỉ cho bạn biết cách để nhận tên miền miễn phí (trọn đời).
- Web Hosting – Hay trong tiếng Việt mình hay gọi đơn giản là host. Đây sẽ là nơi lưu trữ blog và nội dung trên blog, cũng là nơi sẽ chạy blog của bạn. Nếu không có host, khi bạn truy cập vào tên miền của mình sẽ không thấy gì cả (có thể báo lỗi not found, hoặc trỏ về một trang thông báo lỗi nào đó của nhà cung cấp tên miền). Hãy hình dung về host như là một ổ cứng máy tính chứa tất cả nội dung trên blog của bạn (hình ảnh, bài đăng blog, v.v ...). Chi phí của host thông thường vào khoảng 40.000 – 100.000 VNĐ mỗi tháng.
Bạn nên đăng ký tên miền và host ở đâu?
Khi nói đến host, có hai điều quan trọng bạn cần nhớ.
- Tốc độ tải trang – Khoảng thời gian trung bình (tính bằng giây) để tải blog của bạn.
- Thời gian hoạt động – 99% là không đủ (có hơn 60 phút thời gian chết mỗi tháng). Bạn nên nhắm mục tiêu 99.9% hay 100%.
Có hàng trăm nhà cung cấp dịch vụ hosting khác nhau. Tất cả đều cung cấp cho bạn những dịch vụ tương tự (tên miền + host) với một mức giá tương tự, theo kinh nghiệm và những theo dõi với các công ty thì mình khuyên bạn nên chọn mua của Inmotion, HostGator, GreenGeeks…Đây là những hosting tốt cho WordPress nhưng có một điều duy nhất là họ không hỗ trợ Datacenter ở Châu Á như Singapore, Hồng Kong...giúp tăng tốc độ truy cập từ Việt Nam.
Bây giờ, mình muốn giới thiệu cho các bạn một host cực tốt cho blog/website tiếng Việt đó là www.FastComet.com, bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng cho đọc giả tại Việt Nam truy cập vì họ có server hay datacenter ở Singapore. Khi đăng ký host bạn được miễn phí luôn tên miền nên tổng số tiền mà bạn bỏ ra sẽ ít hơn nhiều so với các host khác không hỗ trợ tên miền miễn phí. Mình đã đăng ký một host ở FastComet cho bạn mình tại địa chỉ BlogQA.com, số tiền bỏ ra chỉ $47.4 cho 1 năm sử dụng (phí của host, được miễn phí domain). Ngoài ra FastComet có rất nhiều các tính năng hữu ích mà hầu hết các dịch vụ host tốt nhất đều trang bị. Mình sử dụng domain này để cài blog WordPress và hướng dẫn tạo blog tại các bước bên dưới.
FastComet với uptime 99.9% tới 100%
FastComet có hiệu suất cao và tốc độ nhanh nhờ sử dụng ổ cứng SSD (tăng tốc đọc và ghi dữ liệu), uptime đến 99.9% tới 100%, có server Châu Á (Singapore, Nhật Bản) và tích hợp sẵn CloudFlare CDN cho bạn sử dụng (đưa blog/website về vị trí gần nhất của người truy cập). Trang bị cPanel (rất dễ sử dụng và cấu hình) nên có lẽ đây là lựa chọn tốt nhất cho những người mới bắt đầu. Ngoài ra, bộ phận hỗ trợ kỹ thuật của FastComet có thể nói là tốt nhất trong những dịch vụ host mà mình đã từng sử dụng qua.
Bạn cũng có thể sử dụng một host khác miễn sao là nó đủ nhanh, dễ sử dụng, đáng tin cậy và có hỗ trợ kỹ thuật tốt. Điều này giúp bạn có một website tốt nhất và xử lý các vấn đề có thể xảy ra một cách nhanh chóng nhất. HawkHost có thể là một lựa chọn khác chẳng hạn, xem thêm: Hawkhost vs Fastcomet. Mình không thể đảm bảo những host khác sẽ hoạt động tốt hơn FastComet, nhưng việc đăng ký và quá trình thiết lập nên diễn ra tương tự như những gì sẽ nói ở dưới đây.
Xem thêm: Đánh giá Host FastComet, dịch vụ Host tốt cho Website tiếng Việt
Bước 3: Cài đặt blog trên tên miền của bạn (blog WordPress tự host)
Nếu bạn chưa có tên miền thì cũng đừng lo lắng. Mình sẽ chỉ bạn ngay bây giờ với hướng dẫn chi tiết nhất có thể, bạn sẽ chọn một tên miền miễn phí với FastComet và tiếp tục với các bước sau. Vào cuối bước 5 ở phần này, bạn sẽ có một blog WP hoạt động hoàn toàn tự chủ trên tên miền của riêng bạn!
P/S: Phần hướng dẫn này sẽ chỉ cách làm với FastComet. Một số công ty host khác không có tùy chọn để bạn cài đặt WordPress bằng một cú nhấp chuột như thế này. Nếu đúng như vậy, bạn hãy xem hướng dẫn cài đặt WordPress theo cách thủ công (nhưng mình không khuyến khích người mới bắt đầu làm theo cách thủ công, sẽ có phần khó khăn cho bạn).
1. Vào www.FastComet.com và nhấp vào “Start Now”
Bắt đầu đăng ký host và domain trên FastComet
2. Chọn gói host cho blog của bạn
Sau khi nhấp vào “Start Now” bạn sẽ được đưa tới trang để chọn gói host mà bạn muốn sử dụng. Mình khuyên bạn nên sử dụng gói đầu tiên là StartSmart. Bạn yên tâm là sau này có thể nâng cấp lên nếu muốn có thêm nhiều tính năng cao cấp hơn, hiện tại gói StartSmart là quá đủ để xài rồi.
Lựa chọn gói host cho blog
3. Chọn tên miền cho blog của bạn
Bạn đã có tên miền hay chưa?
Chỉ cần viết tên miền mà bạn cần đăng ký miễn phí tại tùy chọn thứ nhất “Register a domain for free” hoặc điền tên miền bạn đã mua sẵn vào tùy chọn thứ hai “I already Have a domain” và tiếp tục di chuyển đến bước tiếp theo bằng cách kéo bấm vào nút “Use this domain”.
Theo mình thì các bạn cứ chọn vào tùy chọn thứ nhất, vì nó miễn phí. Bạn không chọn nó thì cũng trả mức tiền tương tự, nên dại gì mà không chọn cái này?! 😛
Điền tên miền cần sử dụng cho blog
Làm cách nào để chọn một tên miền tốt?
Chọn một tên miền xấu, không hiệu quả là một trong những sai lầm phổ biến nhất mình thấy các blogger hay mắc phải. Hãy chắc chắn bạn chọn một tên miền với những đặc điểm sau:
- Tên miền ngắn, dễ nhớ – Không nên chọn một cái tên vô nghĩa, khó đánh vần, hoặc tên dài. “www.daylatenmienyeuthichcuaminh.com” sẽ không ai có thể nhớ và truy cập một tên miền như vậy.
- Độc đáo và sinh động – Bạn cần có một cái tên nói lên được bạn là ai và điều gì bạn đang quan tâm mình. Hãy sáng tạo và xây dựng nên một cái tên làm nên thương hiệu riêng của chính bạn! Sử dụng tên bạn chẳng hạn.
- Đáng tin cậy – Các tiện ích mở rộng tên miền như “.com”, “.org” hoặc “.net” là phổ biến nhất, đặc biệt đuôi “.com” là tên miền dầu tiên người truy cập nghĩ mình. Cố gắng tránh sử dụng các phần mở rộng lạ như “.rocks” hoặc “.biz”, vì chúng thường rất ít được sử dụng, và khó nhớ và nhìn có vẻ không đáng tin cậy.
Sau khi đã nhập tên miền vào bấm vào “Use this domain”. Nếu tên đó có sẵn hay chưa ai đăng ký, bạn sẽ có thể tiếp tục với bước tiếp theo. Nếu đã có người dùng rồi thì hãy chọn một tên miền khác hoặc sử dụng một số lựa chọn tương tự mà FastComet đưa ra. Mình khuyên bạn sử dụng các tên miền kết thúc bằng “.com”, “.net” hoặc “.org”.
4. Hoàn thành đăng ký
Khi bạn hoàn thành bước chọn tên miền, bạn cần phải đăng ký tên miền đó bằng cách để lại đầy đủ thông tin liên lạc và thông tin thanh toán của bạn.
Trang điền thông tin hiện ra sau khi chọn domain thành công
Tại khu vực chọn chu kỳ thanh toán “Billing Cycle”, mình khuyên bạn nên chọn gói cuối cùng là 36 tháng để nhận được ưu đãi cao nhất của FastComet. Với chu kỳ 3 năm thì bạn chỉ mất $2.95/tháng nên tiết kiệm được rất nhiều (tiết kiệm được 1 năm sử dụng so với gói 12 tháng). Còn nếu bạn không đủ chi phí thì có thể chọn gói 12 tháng. Không nên chọn gói 1 tháng vì bạn phải chịu thêm phí cài đặt là $19.95 (các gói còn lại đều miễn phí cài đặt).
Điền thông tin cá nhân và chọn chu kỳ thanh toán
Trong phần tiếp theo phía bên dưới sẽ có các tùy chọn khác như: Domain privacy (ID Protect), Search Engine Submission, Search Engine Optimization (SEO) Audit, Google SiteMap.
Domain privacy (ID Protect) là tính năng bảo vệ sự riêng tư về tên miền, giúp ẩn thông tin đăng ký của bạn trong “cơ sở dữ liệu whois”, một cơ sở dữ liệu trên toàn thế giới mà mọi người đều có quyền truy cập. Mình khuyên bạn chọn sử dụng nếu bạn muốn đảm bảo quyền riêng tư của mình. Bỏ chọn hộp này nếu bạn muốn tiết kiệm càng nhiều càng tốt.
Còn lại bạn bỏ chọn tất cả các hộp khác (Search Engine Submission, Search Engine Optimization (SEO) Audit, Google SiteMap) vì chúng không thực sự không đáng để bạn bỏ tiền ra. Bạn luôn có thể tự làm những việc này bất kể lúc nào cảm thấy cần thiết.
Vài tùy chọn bổ sung của FastComet
Tiếp theo, phần này cực kỳ quan trọng. Bạn sẽ chọn vị trí của datacenter mà bạn muốn đặt host của mình. Gần Việt Nam nhất chính là Singapore, bạn sẽ chỉnh tùy chọn lại là Singapore - Asia-Pacific (Nearest to you).
Nếu bạn không ở Việt Nam hay châu Á thì hoàn toàn có thể chọn datacenter tại một vị trí khác trên thế giới.
Trong phần thông tin thanh toán, bạn có thể nhập địa chỉ Paypal của mình để thanh toán nhanh hoặc điền thông tin thẻ tín dụng (Credit Card) để thanh toán qua thẻ. Nếu bạn chưa có tài khoản Paypal thì mình khuyên là nên đăng ký một cái, vừa dùng để thanh toán dịch vụ vừa dùng để nhận thanh toán khi kiếm tiền online, cực kỳ đơn giản và gọn lẹ. Xem thêm: Hướng dẫn tạo tài khoản Paypal để kiếm tiền và thanh toán online
Làm xong tất cả các bước trên thì bạn bấm vào “Create Account” để hoàn tất. Tới đây thì mọi thứ đã xong và bạn được chuyển vào trang thanh toán nếu sử dụng Paypal. Thanh toán xong và bạn chỉ chờ email xác nhận của FastComet nữa là có thể vào tài khoản host của mình.
Bấm vào Paypal Check out để thanh toán
Thanh toán thành công
Chú ý: Có một vài trường hợp sau khi bấm Create Account để tạo tài khoản thì bạn bị chuyển tới trang checkfraud (kiểm tra gian lận hoặc lừa đảo). Nếu bạn gặp trường hợp này thì FastComet sẽ có nhân viên hỗ trợ chat trực tiếp với bạn (có thể họ gọi cho bạn qua số điện thoại đăng ký), họ sẽ yêu cầu bạn upload thông tin chứng thực như hình của chứng minh nhân dân hoặc bằng lái kèm theo một hóa đơn thanh toán gần đây có tên của bạn, kèm địa chỉ của bạn và chữ ký hay con dấu của chính quyền nơi bạn sống. Họ gọi cái này là verification process hay chứng thực tài khoản, gặp phải trường hợp này thì bạn cần chụp hình lại tất cả những giấy tờ trên và gửi về địa chỉ email của họ là: [email protected]. Sau khi xác nhận là bạn, họ sẽ đưa bạn tới trang thanh toán, thanh toán xong có thể họ sẽ gửi cho bạn một cái form để in ra, sau đó điền tên bạn và ký vào đó, xong chụp lại và gửi vào email trên thì bạn mới hoàn tất quá trình xác thực tài khoản. Hi vọng là không ai mắc phải trường hợp bi đát này, khá mất thời gian để xác nhận tài khoản.
5. Đăng nhập vào tài khoản mới của bạn và cài đặt WordPress
Có thể mất vài phút để FastComet thiết lập tài khoản cho bạn, vì vậy hãy kiên nhẫn. Bạn sẽ nhận được một email xác nhận khi tài khoản của bạn đã sẵn sàng. Trong email sẽ có 1 đường link khá dài để bạn xác nhận tài khoản của mình, hãy bấm vào đó để hoàn tất.
Email xác nhận của FastComet
Một khi bạn đã đăng nhập vào bảng điều khiển (tất cả các thông tin đăng nhập cần thiết sẽ được gửi vào hộp mail của bạn), bây giờ là thời gian để cài đặt WordPress. Khá dễ dàng với chỉ một vài cái nhấp chuột!
Đơn giản bạn làm như sau:
- Đăng nhập vào FastComet
- Ở cột bên trái bấm vào “Product”, “My Products” xong chọn “Views Details”. Bạn được được vào trang Product Details, kéo xuống dưới rồi bấm vào “cPanel” để vào bảng điều khiển chính. Bạn có thể vào cPanel trực tiếp bằng link sau: https://sg7.fcomet.com:2083/
- Hãy cuộn xuống một chút trên bảng điều khiển và nhấp vào “WordPress” tại phần SOFTACULOUS Apps Installer. Bạn sẽ được đưa vào trang cài WordPress với vài cú nhấp chuột đơn giản.
Phần cài đặt ứng dụng nhanh của FastComet
Ngay lập tức bạn sẽ thấy xuất hiện trên màn hình cài đặt WordPress. Nhấp vào “Install Now” để thực hiện bước tiếp theo.
Màn hình cài đặt WordPress
Tiếp theo, bạn sẽ được đưa tới trang nhập một số thông tin cấu hình blog. Giữ nguyên những thông tin hiện ra của 2 ô đầu tiên, tới ô thứ 3 là “In Directory” (thư mục để cài đặt WordPress) bạn xóa hết và để trống. Mục đích của việc xóa này là cài đặt WordPress vào thư mục gốc của host và chạy blog với tên miền trực tiếp, bạn sẽ truy cập vào tên miền của bạn và blog sẽ hiện ra, thay vì sử dụng một địa chỉ dài hơn. Ví dụ: http://blogcuatoi.com thay vì http://blogcuatoi.com/wp
Xóa thông tin phần In Directory
Tiếp tục, bạn sẽ điền một số thông tin khác như: Tên blog, mô tả blog, tên đăng nhập của admin, mật khẩu admin, email admin và lựa chọn ngôn ngữ sẽ sử dụng trên blog.
Nhập các thông tin cấu hình cơ bản của blog
Kéo xuống tí nữa, bạn sẽ chọn một giao diện để hiển thị blog. Bạn có thể chọn bất kỳ giao diện nào cũng được vì có thể sửa lại sau. Mình chọn cái đầu tiên, sau đó click vào nút “Install” nằm cuối trang để tiến hành cài đặt.
Một khi bạn hoàn thành bước này, bạn sẽ thấy một thanh báo cáo tiến trình (progress bar) cho bạn biết rằng blog WordPress của bạn đang được cài đặt. Chỉ mất chưa đầy 1 phút, quá trình cài đặt sẽ hoàn tất. Sau khi hoàn tất sẽ hiện ra một bảng thông báo, lúc này bạn đã có thể truy cập vào tên miền blog và xem hình hài của trang blog mới toanh của bạn.
Bảng thông báo cho biết blog đã được cài đặt thành công
6. Đăng nhập và kiểm tra blog mới của bạn
Khi quá trình cài đặt hoàn tất, bạn sẽ nhận được một email thông báo thông tin đăng nhập của bạn, bao gồm một “Admin URL”.
Để đăng nhập vào blog, hãy nhấp vào Admin URL đó. Nếu bạn quên URL này, đơn giản truy cập vào www.blogcuaban.com/wp-admin (trong đó “blogcuaban.com” là tên miền blog của bạn).
Giao diện đơn giản của blog sau khi cài đặt
Chúc mừng bạn, bây giờ bạn đã biết cách tạo một blog bằng WordPress. Bạn đã cài đặt WordPress và thiết lập blog thành công! Như bạn thấy đó, nó thực sự khá đơn giản phải không nào.
Bước 4: Cấu hình, đổi giao diện và tùy chỉnh blog của bạn
Trong phần này, mình sẽ giới thiệu cho bạn một số nền tảng blog WordPress, bao gồm:
- Làm quen với bảng điều khiển WordPress
- Thay đổi thiết kế hay giao diện (theme) của blog
- Cài đặt plugin/tính năng mới
- Làm blog thân thiện với công cụ tìm kiếm
Nếu đã cài blog xong, bạn đã sẵn sàng để bắt đầu sử dụng WordPress và tuỳ chỉnh blog của mình. Mình đảm bảo sẽ khá dễ dàng và rất thú vị ở bước này.
Lưu ý: Bạn có thể đăng nhập vào blog của bạn bằng cách truy cập www.blogcuaban.com/wp-admin/ và sử dụng các thông tin đăng nhập bạn đã thiết lập với FastComet hoặc bất kỳ công ty host nào khác mà bạn đã sử dụng.
Tìm hiểu bảng điều khiển WordPress
Khi bạn đăng nhập lần đầu tiên, bạn sẽ thấy bảng điều khiển hoặc trang quản trị trông giống như sau:
Trang Admin của WordPress
Một số trang chính trong giao diện quản trị mà các blogger mới nên biết:
P/S: Chú ý là những cái tên ở bên dưới nằm trên trang Admin của WordPress tiếng Việt, nếu bạn cài blog với ngôn ngữ tiếng Anh thì từ ngữ sẽ khác nhưng ý nghĩa tương tự.
- Bảng tin (Dashboard) – Chỉ cho bạn cái nhìn tổng quan về hoạt động gần đây của bạn, bao gồm bao nhiêu bài viết, nhận xét và các trang bạn đang có. Bạn cũng có thể viết lên một bản thảo nhanh đăng ở đây (sau này mình sẽ chỉ cho bạn một cách tốt hơn để thực hiện).
- Bài viết (Posts) – Là nơi bạn sẽ nhấp vào nếu bạn muốn thêm một bài viết mới hoặc chỉnh sửa một bài đang có.
- Phương tiện (Media) – Là thư viện hay nơi quản lý tất cả các hình ảnh, video và các tệp âm thanh mà bạn đã tải lên blog.
- Trang (Pages) – Là nơi bạn có thể thêm một trang cố định mới, như một trang dịch vụ hoặc liên hệ (không phải là một bài đăng trên blog!), đây cũng là nơi bạn quản lý các trang bạn đã tạo.
- Phản hồi (Comments) – Là nơi bạn cần có để quản lý nhận xét. Bạn có thể xem những nhận xét nào đang chờ bạn phê duyệt, xem lại nhận xét mà bạn đã chấp nhận, xem ý kiến nào mà WordPress đã gắn nhãn spam và xóa nhận xét mà bạn không muốn.
- Giao diện (Appearance) – Đây là nơi bạn có thể chỉnh sửa thiết kế blog của bạn và cài đặt các chủ đề (theme) mới và tùy chỉnh bố cục cho theme. Mình sẽ chỉ cho bạn chính xác cách làm ở phần sau.
- Gói mở rộng (Plugins) – Là nơi bạn sẽ nhấp vào nếu bạn muốn cài đặt một Plugin mới, như một công cụ làm slideshow hoặc công cụ SEO. Mình sẽ chỉ cho bạn cách thực hiện việc này trong giây lát.
- Cài đặt (Settings) – Là phần cuối cùng bạn cần biết. Ở đây, bạn có thể thay đổi tiêu đề và khẩu hiệu của blog, chỉnh sửa địa chỉ email của bạn và quản lý tất cả cài đặt quan trọng cho website của bạn.
Thay đổi thiết kế blog của bạn (Themes & Layouts)
WordPress sử dụng các mẫu thiết kế được gọi là “Themes” để giúp website của bạn hiển thị theo một cách như thế nào đó. Thay đổi các bố cục và thiết kế blog của bạn đơn giản bằng cách cài đặt một theme mới cho blog là xong.
Có hơn 2.000 themes được thiết kế chuyên nghiệp, dễ dàng tùy biến và miễn phí để bạn thỏa sức lựa chọn, vì vậy bạn có rất nhiều tùy chọn. Nếu bạn muốn xem các theme cao cấp hơn, hãy ghé qua ThemeForest.net
Dưới đây là cách tìm và cài đặt theme mà bạn yêu thích:
Di chuyển chuột qua tab “Giao diện” bên cột trái WordPress rồi nhấp chuột vào đó để vào trang quản lý giao diện.
Trên màn hình tiếp theo, bạn sẽ thấy một vài chủ đề đã được cài đặt. Nếu bạn không thích chúng, hãy nhấp vào nút “Thêm mới” ở trên cùng hoặc hình vuông lớn “Thêm giao diện mới” để bắt đầu tìm kiếm một chủ đề.
Trang quản lý giao diện trên WordPress
Bây giờ, bạn sẽ thấy các tab nơi bạn sẽ tìm thấy các chủ đề nổi bật, phổ biến và mới nhất, cũng như tính năng “Bộ lọc theo đặc điểm” và thanh tìm kiếm.
Trang thêm giao diện mới cho WordPress
Mình thực sự thích tùy chọn “Bộ lọc theo đặc điểm” vì bạn có thể chọn theme có bố cục hay số cột mà bạn muốn, hay các tính năng theme đó hỗ trợ và thậm chí bạn có thể chọn theme theo một lĩnh vực nào đó như “Blog”, “Giáo dục”, “Giải trí”... Với vô vàn theme có sẵn thì đây là một tính năng tuyệt vời giúp bạn tìm kiếm một giao diện cho blog của mình nhanh nhất có thể!
Chỉ cần chọn các tùy chọn mà bạn muốn, sau đó nhấp vào “Thực hiện lọc” ở ngay góc trái hay dưới trang. Nếu bạn đang tìm kiếm theo một giới hạn nhất định nào đó, chỉ cần tìm kiếm theo từ khóa (bằng tiếng Anh), cách nào cũng được hết!
Bộ lọc theme theo đặc điểm của WordPress
Khi bạn đã tìm thấy một theme mà bạn thích, hãy nhấp vào “Cài đặt”. Bạn đã gần như hoàn thành!
Khung cài đặt giao diện mới
Khi chủ đề đã được cài đặt, tất cả những gì còn lại phải làm là nhấp vào “Kích hoạt” trên màn hình tiếp theo:
Khung kích hoạt giao diện mới
Ngoài ra, WordPress có một tính năng tùy chỉnh giao diện (Customize) rất tuyệt vời. Giúp chúng ta có thể chỉnh một giao diện đã kích hoạt theo cách thức mà chúng ta muốn như: thay đổi các đoạn text, font chữ, hình ảnh, màu sắc, có thể chỉnh sửa CSS bổ sung (CSS chỉ dùng khi bạn biết mình làm gì, không dùng cho người mới)...Mình đã tiến hành thêm một hình nền cho phần header của theme Nisarg đã được mình kích hoạt trước đó:
Công cụ tùy chỉnh theme của WordPress
Và khi làm xong một vài tùy chỉnh đơn giản như vậy, BlogQA mà mình đang test có hình hài như bên dưới:
Giao diện blog sau bước cài đặt và thêm hình cho header
Cài đặt một gói mở rộng mới (Plugins)
Plugins là các module nhỏ mà bạn có thể cài đặt để thêm các tính năng và công cụ vào blog của bạn. Chúng có thể làm tất cả các loại, như:
- Thêm các mẫu liên hệ
- Giảm spam nhận xét
- Làm cho blog của bạn thân thiện hơn với SEO
- Tạo các mẫu đăng ký bản tin
- Thêm phòng trưng bày ảnh
Và rất nhiều tính năng khác nữa.
Cài đặt chúng thực sự rất dễ dàng. Đầu tiên, di chuột qua “Gói mở rộng” ” trong thanh bên, sau đó nhấp vào “Cài mới”.
Trang thêm plugin của WordPress
Bây giờ, bạn có thể sử dụng chức năng tìm kiếm để tìm plugin cho hầu hết mọi thứ!
Khi bạn tìm thấy một plugin mà bạn thích, chỉ cần nhấp vào “Cài đặt ngay bây giờ” và sau đó “Kích hoạt” trên trang tiếp theo.
Cài đặt một plugin mới cho WordPress
Kích hoạt plugin mới cho WordPress
Chú ý: Trước khi cài đặt bất kỳ plugin nào, theo mình bạn nên tìm hiểu trên Google và đọc các bài đánh giá của những người đã từng sử dụng. Một số plugin có thể làm hỏng theme của bạn, gây ra sự cố với bảo mật, hoặc chỉ làm tốn kém thêm cho bộ nhớ và dung lượng website mà chẳng giúp ích được gì, vì vậy hãy nhớ tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm trước khi sử dụng.
Đây là 7 plugin cần thiết cho blog WordPress mình khuyên bạn nên cài đặt và kích hoạt để sử dụng
- Yoast SEO – Công cụ hỗ trợ SEO cho blog, giúp các bài viết thân thiện với hệ thống tìm kiếm
- Google Analytics – Công cụ thống kê lượt truy cập cho website
- W3 Total Cache – Hỗ trợ tối ưu hóa SEO và trải nghiệm người dùng bằng cách giúp tăng tốc website với caching (kỹ thuật tạo và lưu bản HTML, CSS hay các files tĩnh của website lại trên host và trình duyệt cho lần truy cập sau nhanh hơn)
- Mailchimp for WordPress – Plugin làm Email Marketing, giúp bạn lưu lại email của những đọc giả ghé thăm và gửi các email thông báo với họ khi bạn có bài viết mới hay cái gì đó hay ho muốn cho họ biết (cao cấp hơn các bạn có thể dùng GetResponse).
- WordPress Related Posts – Đây là plugin cho phép bạn hiển thị các bài viết liên quan trên bất kỳ bài viết hay trang nào mà bạn muốn
- Jetpack by WordPress – Công cụ giúp tối ưu hóa SEO, hiển thị bài viết liên quan, tự động chia sẻ lên các mạng xã hội, thống kê lượng truy cập là bao nhiêu, đến từ đâu và với công cụ tìm kiếm nào. Đây là plugin all-in-one tuyệt vời của WordPress
- Akismet – Plugin chống spam cho blog. Bạn chỉ cần kích hoạt trong phần “Gói mở rộng” là được vì đã được cài mặc định trong WordPress
Ngoài ra, phải đảm bảo plugin và theme luôn được cập nhật để yên tâm vấn đề bảo mật cũng như thêm một số tính năng mới tốt hơn. Đừng lo lắng bởi vì WordPress sẽ thường xuyên thông báo cho bạn biết khi nào chúng lỗi thời và cần cập nhật mới.
Cấu hình blog để thân thiện với công cụ tìm kiếm
Có một số điều bạn cần làm để blog của bạn trở nên thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm không thích hai điều (còn nhiều thứ khác nhưng ở đây mình chỉ đề cập tới mặc định của blog sau khi cài đặt):
- URL cồng kềnh, khó coi
- Nhận xét spam
Chúng ta sẽ xử lý 2 vấn đề này như sau
1. Cấu hình URL gọn gàng và thân thiện tìm kiếm hơn
Ví dụ như URL sau: http://blogcuaban.com/2012/04/topic-a/author-admin/cach-lap-mot-blog. Đây là một URL quá dài và khó coi. Tốt hơn bạn nên sử dụng: http://blogcuaban.com/cach-lap-mot-blog
Bạn đã thấy sự khác biệt chưa? Một là đầy thông tin nhưng chẳng liên quan và một là ngắn gọn, đẹp mắt và chuyên nghiệp.
Để thay đổi liên kết của bạn thành một đường dẫn gọn gàng hơn, nhấp vào “Cài đặt” –> “Đường dẫn tĩnh” và nhấn vào tùy chọn là “Tên bài” như hình sau:
Cài đặt đường dẫn cho link trên website gọn gàng hơn
2. Chặn các nhận xét spam
Thật không may, rất nhiều người muốn để lại nhận xét spam tự động trên blog của bạn. Họ làm điều đó vì vài lý do: để thu hút mọi người từ blog của bạn đến blog của họ hoặc để quảng cáo các dịch vụ / sản phẩm của họ, có người thì spam link để kiếm tăng lượng link tới website của họ cho mục đích SEO.
Để tránh điều đó, hãy đảm bảo bạn bật chức năng kiểm duyệt cho nhận xét trên blog của mình. Để thực hiện việc này bạn cần vào: “Cài đặt” –> “Thảo luận” và đánh dấu vào hai tùy chọn như bên dưới:
Cấu hình nhằm kiểm duyệt bình luận và chặn spam
Quản lý thông tin người dùng hay thành viên trên blog
Nếu bạn cần thay đổi chi tiết thông tin của thành viên, mật khẩu hoặc thêm thành viên mới để họ có thể truy cập vào blog của bạn, thì bạn cần phải biết cách quản lý thành viên.
Để quản lý thành viên, hãy di chuột qua “Thành viên” trên menu bên trái.
Thêm thành viên mới
Nhấp vào liên kết “Thêm mới” trong phần thành viên của menu bên trái và bạn sẽ được đưa tới trang để thêm người dùng mới:
Trang thêm người dùng mới của WordPress
Điền vào những thông tin chi tiết người dùng bạn muốn thêm – bao gồm mật khẩu bạn có thể nhớ để chia sẻ với họ. Bạn có thể gửi nó cho người dùng mới qua email bằng cách nhấp vào tùy chọn hộp radio “Gửi thông báo đến thành viên” – nhưng đó không phải là cách an toàn nhất để thực hiện thao tác này (lỡ bạn điền nhầm email có thể mời hacker vào blog mình mà không biết).
Chú ý: Vai trò bạn chọn từ trình đơn xổ xuống sẽ xác định người dùng mới của bạn có thể làm gì trên blog của bạn.
- Thành viên đăng ký – Chỉ có thể quản lý tiểu sử của họ, không cập nhật hoặc thay đổi nội dung.
- Cộng tác viên – Có thể viết và quản lý các bài đăng của mình, nhưng không thể xuất bản chúng.
- Tác giả – Có thể xuất bản và quản lý các bài viết riêng của họ, nhưng không có quyền thực hiện thao tác nào khác nữa.
- Biên tập viên – Có thể xuất bản và quản lý bài đăng, bao gồm các bài đăng của những người dùng khác.
- Quản lý – Có thể truy cập tất cả các tùy chọn quản trị, thực hiện bất kỳ thay đổi hoặc thêm người dùng mới.
Chú ý: Bạn không nên cho phép những người không cần thiết quyền truy cập vào blog!
Bước 5: Viết bài và thêm trang
Đến bây giờ bạn đã có thể làm mọi việc trong blog WordPress với tên miền của riêng bạn. Bạn nên cài một theme nào đó phù hợp với chủ đề mà bạn viết trên blog. Nếu bạn làm đến đây thì coi như đã hoàn tất rất nhiều rồi, xin chúc mừng bạn!.
Trong bước cuối cùng, mình sẽ chỉ cho bạn cách viết bài đầu tiên và chia sẻ một số mẹo giúp bạn viết bài tốt nhất để đăng lên blog.
Trong phần này, mình sẽ chỉ cho bạn:
- Làm thế nào để viết một bài trên WordPress
- Làm thế nào để thêm hình ảnh, liên kết và văn bản định dạng
- Một số mẹo nhanh và thủ thuật để viết nội dung hấp dẫn
Viết blog với WordPress
Thêm bài viết mới
Để thêm một bài viết mới cho blog, hãy nhấp vào phần “Bài viết” ở menu bên trái, sau đó nhấp vào “Viết bài mới”, bạn sẽ thấy xuất hiện như sau:
Trang thêm bài viết mới trên blog
Bạn có thể thêm tiêu đề của bài viết vào ô trên cùng tại phần “Nhập tiêu đề vào đây” và nội dung của bài viết thì bạn nhập vào hộp văn bản lớn bên dưới tiêu đề, như trên hình mình thêm mẫu một đoạn.
Bạn có thể lưu lại như một bản thảo hoặc xuất bản bài viết luôn bằng cách sử dụng khung xuất bản ở bên phải của trang, bấm vào “Đăng bài viết” để đăng luôn lên blog. Bạn thậm chí có thể lên lịch để bài viết vào một thời gian khác, hoặc chỉ đăng bài ở chế độ riêng tư để chỉ những người có đủ quyền hạn mới có thể xem bài đăng đó (bao gồm Editor - Biên tập viên, Admisnistrator - Quản trị viên).
Các tùy chọn đăng bài khác nhau mà bạn có thể lựa chọn
Sau khi xuất bản, bài đăng mới của bạn có thể được tìm thấy trong phần “Tất cả bài viết” của tab “Bài viết”, do đó bạn có thể chỉnh sửa bất kỳ lúc nào.
Chúng ta hãy cùng xem xét một số điều bạn có thể làm để cho bài đăng của bạn trở nên hấp dẫn hơn:
Thêm hình ảnh
Để thêm hình ảnh vào bài viết của bạn, hãy nhấp vào nút “Thêm Media” ngay phía trên phần thêm nội dung.
Mẹo: Trước khi bạn nhấp vào “Thêm Media”, hãy chắc chắn rằng bạn đã bỏ con trỏ bên trong bài viết blog của mình nơi bạn muốn hình ảnh hiển thị. Nếu không, bạn sẽ phải di chuyển nó đến vị trí mà bạn muốn sau đó.
Nút thêm Media để thêm file đính kèm hay hình ảnh, nhac, video vào bài viết
Tiếp theo, nhấp vào tab “Tải tập tin lên” trên màn hình bật lên, sau đó nhấp vào “Chọn tập tin”.
Khu vực chọn tập tin và tải lên thư viện của WordPress
Một khi bạn đã tìm thấy các tập tin, nhấp đúp vào nó và WordPress sẽ tự động tải lên.
Khi quá trình tải lên hoàn tất, hãy đảm bảo rằng bạn tải lên đúng hình ảnh mà bạn muốn, sau đó nhấp vào nút “Chèn vào bài viết” ở ngay cuối để thêm hình ảnh vào bài viết bạn đang chỉnh sửa.
Chèn tập tin vào bài viết
Thêm liên kết
Liên kết tới các trang web khác là một cách tuyệt vời để xây dựng mối quan hệ và chia sẻ nội dung có giá trị cho người đọc.
Để thêm liên kết, bạn chọn đoạn text cần liên kết rồi nhấp vào biểu tượng trên thanh công cụ trông giống như một dây xích.
Nút chèn link vào bài viết
Trên cửa sổ popup nhỏ bật lên, bạn chỉ cần nhập URL mà bạn muốn liên kết tới là xong.
Tạo link liên kết cho một đoạn text nhỏ trong bài viết
Ngoài ra bạn có thể thêm tùy chọn link bằng cách click vào nút cấu hình dạng răng cưa ở sau nút enter trong của sổ thêm link. Tại đây bạn có thể thêm một số thuộc tính khác cho link như mở liên kết trong một tab mới.
Tùy chọn link nâng cao
Cửa sổ popup cho phép bạn tùy chỉnh link
Một số thuật ngữ bạn cần biết:
- URL là địa chỉ web của liên kết mà bạn muốn chia sẻ
- "Đường dẫn bằng chữ” là văn bản bạn muốn mọi người nhấp vào để đến liên kết của bạn. Nó có thể là “Bấm vào đây”, hoặc bất cứ thứ gì bạn chọn
- "Mở liên kết trong một thẻ mới” – Ý tưởng thông minh khi check vào hộp này. Nếu không, khi ai đó nhấp vào liên kết của bạn, họ sẽ rời khỏi blog của bạn
- Nếu bạn muốn liên kết đến một trang hiện có, bạn có thể sử dụng phần “Tìm kiếm” để tìm một bài đăng hoặc trang mà bạn muốn liên kết tới. Bạn cũng có thể chọn chung từ danh sách các trang hiện ra ở bên dưới khung tìm kiếm
Thêm tiêu đề trong bài viết (heading) & Chỉnh sửa văn bản
Sử dụng tiêu đề và bôi đậm là một ý tưởng tốt để làm cho nội dung của bạn dễ đọc và dễ scan hơn, ngoài ra còn tốt cho SEO.
Thêm tiêu đề heading:
Để thêm tiêu đề Heading hay định dạng Heading cho text, nhấp vào trình đơn xổ xuống ở trên cùng bên trái của thanh công cụ.
Công cụ để định dạng tiêu đề Heading cho chữ
Thông thường thì “Tiêu đề 1” đã được sử dụng một lần trong trang (mặc định các theme sẽ định dạng tiêu đề chính của bài viết dùng Tiêu đề 1/Heading 1). Bạn chỉ nên sử dụng “Tiêu đề 2” , “Tiêu đề 3” hoặc “Tiêu đề 4”... cho các phần khác trong bài viết, vì điều này thân thiện hơn với các công cụ tìm kiếm.
Mẹo: Bạn cũng có thể bôi đen đoạn văn bản bạn muốn thay đổi định dạng thành tiêu đề heading, rồi bấm vào trình đơn thả xuống và chọn định dạng tiêu đề mà bạn muốn.
Chỉnh sửa font chữ:
Bạn cũng có thể in đậm, nghiêng, gạch chân và thậm chí thay đổi màu sắc của văn bản của bạn chỉ bằng một hoặc hai lần nhấp chuột.
Thanh công cụ chỉnh sửa văn bản của WordPress
- “B” dùng để in đậm
- “I” dùng để in nghiêng
- “U” dùng để gạch dưới
- “A” sẽ mở trình đơn xổ xuống nơi bạn có thể chọn màu chữ
Như bạn thấy đó, công việc định dạng này khá đơn giản đối với những người đã quen sử dụng Microsoft Word.
Bước 6: Hoàn thiện để có một blog tốt nhất
Bây giờ bạn đã hoàn tất công việc thiết lập blog và hiểu biết các vấn đề cơ bản, đã đến lúc làm cho blog của bạn trở nên hoàn thiện, hấp dẫn và thành công hơn.
Nhiều người mới bắt đầu luôn gặp khó khăn tại bước này, vì vậy mình đã tổng hợp lại một số hướng dẫn để giúp bạn dễ dàng hơn trong khâu hoàn thiện này.
Những điều cần làm sau khi bạn đã tạo blog:
Điều đầu tiên mình khuyên bạn nên tạo một trang giới thiệu về mình và liên hệ.
- Tạo trang giới thiệu về mình hay blog của mình đầy đủ nhất (đây thường là trang truy cập nhiều nhất trên blog của bạn)
- Thêm trang liên hệ và đặt form liên lạc trên blog của bạn (để đọc giả của thể liên hệ với bạn). Nếu không thì để lại địa chỉ email của bạn để đọc giả có thể liên lạc nếu cần
Việc thứ hai bạn cần phải làm là gì?
- Tìm hình ảnh miễn phí cho blog của bạn và chèn vào blog lúc cần (mà không vi phạm bản quyền)
- Viết ra những ý tưởng cho các bài viết mới trên blog (cảnh báo: cả một danh sách khổng lồ đang chờ đón bạn). Bạn có thể mua cho mình một cuốn sổ tay nhỏ, khi có ý tưởng hay hãy viết chúng vào đó để lỡ nó có bay mất khỏi đầu bạn vào ngày hôm sau thì vẫn còn chỗ mà tìm lại 😄
- Khuyến khích mọi người tham gia bình luận hoặc viết bài cho blog. Đây là một trong những cách khởi đầu nhanh nhất cho blog mới giúp có lượng bài viết đa dạng và thu hút nhiều lượt truy cập hơn. Và dĩ nhiên những bài viết hay bình luận của họ phải liên quan đến chủ đề mà blog bạn hướng tới.
Bạn đã sẵn sàng để đưa blog của bạn lên một cấp độ mới cao hơn?
Trong những bài viết sau mình sẽ hướng dẫn bạn một số thông tin có ích khác như:
- Cách giúp blog của bạn được liệt kê cao trên công cụ tìm kiếm (Google, Bing, Yahoo)
- Nhận thêm lưu lượng truy cập vào blog của bạn từ các nguồn khác ngoài công cụ tìm kiếm (mình đã thực hiện những kỹ thuật này và kết quả thu về rất tốt)
- Làm thế nào để kiếm tiền từ blog của bạn (bài viết kiếm tiền với Tiếp Thị Liên Kết, kiếm tiền với Google Adsense...)
- Thêm hộp đăng ký nhận bài qua email (để bạn có thể gửi email cho khách truy cập blog của bạn)
- Thiết lập Google Analytics (để theo dõi lượng khách truy cập blog của bạn)
Một khi bạn có lượng nội dung có giá trị trên blog của bạn và có ích cho đọc giả thì đây là lúc bạn sẽ nhận được một lượng truy cập từ bất cứ nguồn nào. Lúc này bạn sẽ bắt đầu thu được những lợi ích từ blog, tức là bạn có thể kiếm tiền từ blog đó.
Các câu hỏi thường gặp - FAQ
Tôi nên sử dụng phần mềm nào để làm blog?
Như mình đã đề cập, bạn nên dùng WordPress. Đây là nền tảng phổ biến nhất, được sử dụng cho hơn 25% các website trên Internet! Và điều tuyệt vời nhất là: WordPress hoàn toàn miễn phí. Bạn chỉ phải trả phí để mua host hay domain để chạy blog mà thôi.
May mắn thay, tất cả những điểm giới hạn đó sẽ hoàn toàn được khắc phục với WordPress tự host. Với một tên miền và host riêng, bạn tự cài đặt WP trên đó và có toàn quyền với nó.
Tại sao tôi không nên tạo blog kiếm tiền trên nền tảng viết blog miễn phí?
Nếu như bạn cần sở hữu riêng cho mình một blog WordPress để kiếm tiền online thì đừng bận tâm đến các nền tảng viết blog miễn phí, bởi chúng sẽ nhanh chóng làm bạn thất vọng mà thôi.
Hãy thử suy nghĩ về những blogger nổi tiếng và thành công mà bạn biết và lý do tại sao thay vì sử dụng trang web viết blog miễn phí như: “blogcuatoi.wordpress.com” họ lại bỏ tiền ra để được sử hữu tên miền riêng như “blogcuatoi.com”?
Như bạn biết đó, cuộc đời này chẳng có thứ gì được cung cấp miễn phí mà tự nó hoàn hảo cả, các nền tảng viết blog thường tồn tại những điểm giới hạn như:
- Bạn sẽ không kiểm soát được blog, nền tảng viết blog sẽ vận hành blog giúp bạn. Chúng có thể ngừng hoạt động bất cứ lúc nào với bất kì lý do gì. Nếu bạn chưa tin mình? Hãy đọc hết bài viết này.
- Địa chỉ web của blog của bạn sẽ dài và khó nhớ (như yourfreeblog.tumblr.com) nếu nền tảng đó không cho phép bạn cài đặt tên miền tự chọn.
- Bạn không được phép quảng cáo trên hầu hết các nền tảng viết blog miễn phí (ngoại trừ một vài nền tảng như BlogSpot), điều này làm cho việc kiếm tiền từ blog trở nên khó khăn hơn nhiều. Ngoài ra, với hầu hết các nền tảng không cho chúng ta đặt quảng cáo thì họ sẽ đặt quảng cáo của chính họ vào blog mình, coi như mình đi viết blog kiếm tiền cho người khác!
May mắn thay, tất cả những điểm giới hạn đó sẽ hoàn toàn được khắc phục với WordPress tự host. Với một tên miền và host riêng, bạn tự cài đặt WP trên đó và có toàn quyền với nó.
P/S: Mình chỉ khuyên bạn không nên sử dụng nền tảng miễn phí cho blog chính dùng để kiếm tiền, trong một chiến lược kiếm tiền lâu dài (vì đã làm là xác định lâu dài với nó). Còn lại thì tạo blog miễn phí vẫn có khá nhiều ưu điểm, bạn có thể đăng ký và dùng thử ngay. Ví dụ như: để viết thử, để làm quen với blog hay tạo site vệ tinh để làm SEO chẳng hạn. Bài viết sau mình sẽ chỉ ra những ưu điểm của các nền tảng blog miễn phí và tận dụng nó trong seri hướng dẫn làm blog kiếm tiền online này.
Vì sao mình gọi là WordPress tự host? WordPress tự host khác WordPress.com ở điểm nào?
Tự host có nghĩa là mình tự mua host, sau đó tự cài đặt phần mềm làm blog/web rồi tự mình cấu hình và quản lý hay làm bất cứ thứ gì mình muốn mà không phải phụ thuộc vào ai cả.
Mình gọi là WordPress tự host (từ WordPress.org) vì có một hình thức làm blog WP khác cũng dùng mã nguồn mở WordPress nhưng không phải tự host. Đó là cách làm blog sử dụng trang web WordPress.com, với hình thức này mình không cần phải mua host mà chỉ đăng ký và sử dụng mà thôi. WordPress.com sẽ host (cài đặt, lưu trữ và vận hành blog) giúp bạn, nhưng đi kèm với một số hạn chế.
WordPress.com là một website hay nền tảng cho phép tạo blog WordPress miễn phí với một vài giới hạn nhất định, hoặc mua gói có phí để chạy blog với nhiều tính năng hơn. Bạn có thể tạo blog và sử dụng miễn phí với tên miền là tenban.wordpress.com nhưng có các giới hạn như không cài được domain tự chọn (muốn cài thì phải mua gói $2.99/tháng), ngoài ra họ còn chạy quảng cáo của họ trên blog của bạn.
Với WordPress tự host thì bạn sẽ tự tải mã nguồn WP về từ WordPress.org, sau đó tự cài đặt và sử dụng, hoặc sử dụng gói cài đặt WordPress với một click của một host nào đó (như trong phần trên đã hướng dẫn), bạn có toàn quyền với blog của mình, bạn làm những gì mà bạn muốn!
Vì sao bỏ tiền ra nhưng tiết kiệm hơn làm với nền tảng viết blog miễn phí?
Thiết lập một blog với hosting và tên miền của mình là cách dễ dàng và ít tốn kém nhất cho một chiến lược lâu dài, tiết kiệm hơn so với việc sử dụng nền tảng blog miễn phí.
Nhiều bạn mới bắt đầu có thể sẽ không suy nghĩ như thế này. Có quái lạ không khi bỏ tiền ra để mua mà mình lại nói tiết kiệm hơn?
Lý do là một khi bạn đã làm blog và nó phát triển, bạn sẽ cần mở rộng những tính năng hiện có trên blog của bạn, và cuối cùng sẽ phải chuyển sang một nền tảng khác mạnh mẽ hơn như WordPress hay Drupal. Công việc chuyển đổi này sẽ làm bạn bỏ ra khá nhiều thời gian và công sức, và chắc chắn sẽ tốn kém hơn việc bạn sử dụng một nền tảng tốt ngay từ đầu!
Ngoài ra, khi bạn đã bỏ tiền ra để làm một cái gì đó thì bạn sẽ quý trọng và có trách nhiệm hơn với nó, khả năng thành công sẽ cao hơn rất nhiều. Không cần chần chừ gì nữa mà hãy chọn ngay WordPress để làm blog kiếm tiền!
Và trên tất cả, mình muốn nhắc lại rằng những lời khuyên làm blog với WordPress của mình là dành cho những bạn dự định làm blog để kiếm tiền online, kinh doanh online hay bất cứ loại hình nào có thể mang lại thu nhập cho bạn từ Internet. Còn nếu bạn chỉ muốn làm một blog cá nhân để viết tâm sự hàng ngày, chia sẻ chuyện cuộc sống, hay lâu lâu có “ngẫu hứng lý ngựa ô” muốn viết gì đó cho vui thì sử dụng nền tảng tạo blog miễn phí vẫn là một lựa chọn tốt mà bạn nên cân nhắc.
Tôi nên viết gì? Tôi nên bắt đầu viết blog về lĩnh vực nào?
Các blog về công thức nấu ăn, blog về thể dục thể thao, và các blog kinh doanh là một trong những blog phổ biến nhất. Mặc dù vậy, không nhất thiết bạn phải chọn ra lĩnh vực nổi tiếng để viết, hãy viết theo lĩnh vực mà bạn đam mê nhất. Vì nó sẽ mang lại thành công nhất cho bạn!
Làm thế nào để các blogger kiếm tiền?
Hai hình thức chính để kiếm tiền từ blog là chạy quảng cáo của Google (hay một mạng quảng cáo nào khác) và Tiếp Thị Liên Kết. Có nhiều người chỉ viết blog vì đó là sở thích của họ, không phải ai làm blog cũng để kiếm tiền. Xem thêm: Những cách kiếm tiền từ blog
Tôi có nên nghỉ công việc hiện tại và bắt đầu viết blog?
Câu trả lời là không. Mình khuyên các bạn nên làm song song hai công việc này. Công việc hiện tại sẽ tạo ra nguồn tiền đều đặn cho bạn để có thể dùng để đầu tư vào blog. Sau khi blog phát triển và kiếm được tiền, bạn có thể suy nghĩ về việc có nên viết blog toàn thời gian hay không.
Mất bao lâu tôi mới kiếm được tiền từ blog?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra, để biết liệu có thời gian để làm không. Viết blog kiếm tiền là một hành trình lâu dài và sẽ tạo ra dòng tiền bền vững, và không có gì kiếm ra tiền bền vững mà có thể làm nhanh chóng cả.
Bạn phải đầu tư ít nhất từ vài tháng, tới một năm (nếu bạn làm tốt có thể nhanh hơn) để giúp các bài viết của mình thu hút lượng xem từ các máy tìm kiếm như Google, hay để có nguồn truy cập lớn từ các kênh mạng xã hội mà bạn tạo ra. Và tất nhiên, bạn sẽ làm công việc này song song với công việc hiện tại của bạn. Viết blog kiếm tiền là hoàn toàn khả thi cho bất kỳ ai.
Sau khi có lượng truy cập đều đặn và đã đưa các hình thức kiếm tiền vào blog, dòng tiền sẽ chảy về ngân hàng của bạn một cách đều đặn. Ngay cả khi bạn đang ngủ thì blog vẫn vận hành và tiền vẫn cứ tăng đều! 😁
Làm thế nào để chọn tên miền?
Mình khuyên bạn sử dụng tên thật của mình (vì bạn có thể viết gì tùy thích và tạo thương hiệu duy nhất cho blog). Xem thêm: Cách chọn tên miền cho blog hoặc website
Liệu blog có ngừng hoạt động?
Ngừng hay không là do bạn! Nếu bạn tiếp tục viết, tiếp tục duy trì host và domain cho blog thì nó sẽ hoạt động mãi với những duy trì đó. Cho dù bạn dừng viết nhưng vẫn duy trì host và tên miền thì blog vẫn tiếp tục hoạt động, có điều là lượng khách truy cập sẽ giảm đi theo thời gian. Hiện tại có hơn 410 triệu người đọc blog mỗi tháng, ngay lúc này bạn cũng đang là một độc giả của blog mình đó! Nhớ truy cập vào blog mình thường xuyên để xem bài mới bạn nhé! 😁
Điểm khác biệt giữa blog và trang web là gì?
Các blog thường xuyên được cập nhật với các bài viết trong khi một trang web nói chung là “làm nó và quên nó đi”. Blog cũng là một trang web, nhưng blog có thể có ít tính năng hơn website và tập trung vào việc tạo ra nội dung sinh động, có thu hút nhiều hơn. Vì lý do này một blog có nhiều tương tác mạng xã hội hơi, với số lượt chia sẻ và nhận xét nhiều hơn một trang web nào đó. Xem thêm: Blog hay website? Những khái niệm cơ bản để bắt đầu
Bài viết đã chỉ cho bạn cách tạo blog kiếm tiền chi tiết nhất có thể, với tất cả tâm huyết và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Hãy đặt câu hỏi liên quan đến bài viết này, hãy để lại nhận xét, mình sẽ giúp bạn tạo lập một blog ưng ý nhất. Email cho mình nếu bạn cần hỗ trợ nhiều hơn, gửi về địa chỉ: [email protected]
Điều quan trọng nhất khi viết blog kiếm tiền là bạn phải cung cấp được giá trị nào đó cho đọc giả, cuối cùng rồi bạn cũng sẽ nhận lại được những giá trị mà bạn cho đi. Cho đi càng nhiều, nhận lại càng nhiều! Hãy chia sẻ cho mọi người cùng xem nếu bạn thấy bài viết bổ ích bạn nhé.